Khu vực nguy hiểm nhất với nhà báo năm 2013: Syria

Khu vực nguy hiểm nhất với nhà báo năm 2013: Syria ảnh 1

Nhà báo Mỹ James Foley đã mất tích ở Syria gần một năm qua - Ảnh: Reuters

Theo trang cpj.org, thuật ngữ nhân viên truyền thông (media worker) dùng để chỉ những người không phải là phóng viên nhưng có đóng góp quan trong trong quy trình lấy tin như tài xế, phiên dịch, và bảo vệ cho các nhà báo.

Theo INSI, đã có khoảng 126 nhà báo và nhân viên truyền thông thiệt mạng khi đang tác nghiệp tại 29 quốc gia trong năm nay, giảm 17% so với năm ngoái. Song số phóng viên bị hành hung, dọa giết và bắt cóc đang tăng báo động, INSI lưu ý.

Có 19 nhà báo đã thiệt mạng tại Syria, phần lớn là phóng viên địa phương bị chính quyền, nhóm thân chính phủ hoặc phe nổi dậy giết. Ngoài ra, ít nhất 18 phóng viên nước ngoài và 20 phóng viên địa phương được cho đã mất tích sau khi bị bắt giữ hoặc bắt cóc ở Syria.

Đây là lần thứ hai Syria đạt “danh hiệu” này. Hồi năm ngoái có đến 28 phóng viên thiệt mạng tại đây, song số lượng nhà báo bị tấn công và bắt cóc năm nay lại nhiều hơn năm 2012.

“Trở ngại này đã khiến nhiều hãng tin quốc tế không còn gửi phóng viên của mình đến Syria để đưa tin về khủng hoảng ở quốc gia này nữa” - INSI nhận xét.

Ngoài Syria, các nước còn lại trong top 5 quốc gia nguy hiểm nhất để báo chí tác nghiệp là Philippines, Ấn Độ, Iraq, và Pakistan.

Chín nhà báo đã bị giết tại Philippines trong khi những kẻ thủ ác vẫn chưa được xác định và do đó không chịu hình phạt nào. Bốn phóng viên khác thiệt mạng khi đang đưa tin về siêu bão Haiyan hồi tháng trước.

Tại Ấn Độ cũng có 13 nhà báo mất mạng. Iraq đứng thứ tư với 11 phóng viên bị giết, trong đó có 10 người là nạn nhân của các nhóm có vũ trang.

Cuối cùng là Pakistan, nơi thường xuyên xảy ra các vụ đánh bom và tấn công có chủ đích. Một trong những rủi ro lớn nhất cho các phóng viên là các vụ đánh bom kép, khi quả bom thứ hai phát nổ lúc nhà báo đến hiện trường sau vụ nổ đầu tiên.

Theo Trường Sơn (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm