Phát hiện hóa thạch cá sấu nặng tám tấn từng sống ở biển

Theo tạp chí về sinh vật cổ Cretaceous Research ngày 11-1, một nhóm các nhà sinh vật cổ châu Âu hoạt động dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia (Mỹ) vừa phát hiện một bộ xương cá sấu cổ đại trên một vùng sa mạc Vùng Tataouine ở Tunisia (châu Phi).

Theo nhà sinh vật cổ Stephen Brusatte thuộc ĐH Edinburgh (Anh), đây là một trong những phát hiện hiếm hoi về sinh vật cổ từ châu Phi, nơi rất hiếm các phát hiện về xương hóa thạch.

Phát hiện hóa thạch cá sấu nặng tám tấn từng sống ở biển ảnh 1

Những phần xương của cá sấu Machimosaurus rex được tìm thấy 

Bộ xương này được đặt tên là Machimosaurus rex, chỉ còn lại phần đầu và một vài mảnh xương, còn phần lớn chỉ còn là các mảnh vụn nhưng cũng đủ để các nhà sinh vật học xác định đây là loài bò sát lớn nhất trong họ cá sấu sống ở biển, dù không to lớn được như cá sấu sống nước ngọt hiện tại. Cá sấu nước ngọt Sarcosuchus Imperator sống cách đây 110 triệu năm thường dài 12 m, nặng tám tấn.

Phát hiện hóa thạch cá sấu nặng tám tấn từng sống ở biển ảnh 2
 

Hình ảnh tái tạo cá sấu Machimosaurus rex từ những bộ phận xương được tìm thấy.

Theo các nhà sinh vật cổ, hình dạng cá sấu Machimosaurus rex không khác lắm so với cá sấu hiện tại, chỉ khác Machimosaurus rex có cái mõm hẹp hơn, cho phép chúng bơi dễ dàng giữa đại dương.

Machimosaurus rex có chiếc đầu lớn và những chiếc răng ngắn, chắc, tròn, chứng tỏ chúng có lực cắn rất lớn. Từ những yếu tố này nhà sinh vật cổ Fanti đoán giống cá sấu này ăn mồi đa dạng, ngoài cá thức ăn của nó còn có thể có cả rùa biển lớn.

Phát hiện hóa thạch cá sấu nặng tám tấn từng sống ở biển ảnh 3

Nhà sinh vật cổ Federico Fanti và đồng nghiệp tại địa điểm đào được bộ xương cá sấu Machimosaurus rex. 

Nhà sinh vật cổ Federico Fanti thuộc ĐH ologna (Ý) cho biết đang chờ phần đầu của con cá sấu được tái tạo hoàn chỉnh hơn để tính toán chính xác hơn nó lớn đến mức nào. Nhưng từ những dữ liệu ban đầu ông và đồng nghiệp tính toán con cá sấu này dài gần 9,6 m, nặng khoảng ba tấn.

Các nhà sinh vật cổ hy vọng Machimosaurus rex có thể mang lại câu trả lời cho vấn đề họ đã tranh luận từ lâu: Liệu có hay không một cuộc diệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Jura cách đây 145 triệu năm và khiến một nhóm giống cá sấu bị diệt chủng.

Machimosaurus rex cũng như một số bộ xương hóa thạch khác tìm thấy ở Tunisia trước đó được cho là sống 130 triệu năm về trước, thuộc kỷ Creta (bắt đầu sau kỷ Jura, cách đây khoảng 145 triệu năm).

Việc phát hiện Machimosaurus rex cho thấy nếu có cuộc diệt chủng như vậy thì nó cũng đã không tiêu diệt hết sự sống trên hành tinh. Một số loài bò sát trong đó có Machimosaurus rex đã tự xoay xở và sống sót qua cuộc diệt chủng. Các hóa thạch được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ trước đó cũng cho thấy vào thời kỳ diễn ra cuộc diệt chủng cuối kỷ Jura, một nhóm bò sát ở biển đã cố xoay xở tìm cách sống sót qua đến kỷ Creta.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm