Việc chặn cả một dòng sông lớn để chuyển nước sang dòng sông khác là việc làm chưa có tiền lệ. Việc này khiến cho tình trạng hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, gây nhiều thiệt hại cho đời sống nhân dân.
Về môi trường thì cả một đoạn sông Ba dài khoảng 500 m chảy qua làng Tờ Mật (xã Đông, huyện Kbang, Gia Lai) đỏ lòm, đặc quánh bùn thiếc do Nhà máy tuyển quặng Kbang của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xả ra.
Xuống đó một đoạn là huyện Đak Pơ, thị xã An Khê, huyện Kông Chro, dòng sông bốc mùi hôi thối nồng nặc do các nhà máy dọc bờ sông Ba là mía đường, gỗ MDF… xả nước thải ra, dòng sông lúc này như những con lạch nhỏ màu nước gạo chở theo đầy rác rến. Thậm chí, có những đoạn sông ngày nào nhân dân phải đi đò vất vả, giờ thì xe máy có thể dễ dàng vượt qua.
Theo báo cáo về tình hình nắng hạn mới nhất của UBND tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh đã có hàng chục ngàn ha cây trồng bị thiếu nước tưới, ước tính thiệt hại hàng trăm
tỉ đồng.
Riêng các địa phương phụ thuộc nguồn nước sông Ba là KBang, Đak Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa có khoảng 5.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng chục ngàn khẩu bị thiếu đói. Và mới đây nhất, ngành chức năng huyện Krông Pa phát hiện hơn nửa cây số sông Ba đoạn qua xã Chư Ngọc bị hiện tượng phú dưỡng hóa khi nước nơi này nổi váng, có màu xanh rêu, mùi tanh.
Sông Ba hay còn gọi là sông Đà Rằng, dài 374 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô có độ cao 1.549 m, chảy theo hướngBắc-Nam qua các huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), KBang, Đak Pơ, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), chuyển sang hướng Tây Bắc-Đông Nam qua huyện Krông Pa (Gia Lai) rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây-Đông rồi đổ ra biển Đông ở cửa biển Đà Diễn.
Cảnh xẻ núi dẫn nước từ sông Ba Gia Lai xuống sông Kôn (Bình Định) của Công trình thủy điện An Khê - Ka Nak.
Chai nước bị lấy từ sông Ba đoạn qua xã Chư Ngọc bị phú dưỡng hóa.
Có những đoạn sông ngày nào nhân dân phải đi đò vất vả, giờ thì xe máy có thể dễ dàng vượt qua.
Đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ dưới lòng dòng sông Ba.
Dòng sông Ba đoạn qua huyện Kbang, thị xã An Khê bị cạn kiệt, bốc mùi hôi thối.
Người dân sống dọc theo sông Ba đang khát nước quay quắt
Nước uống trở thành thứ xa xỉ
Trẻ con phải đào những hố cát để mong có nước uống.
Sông Ba đỏ lòm, đặc quánh bùn thiếc do nhà máy tuyển quặng Kbang của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xả rác.
Ảnh suối khô, hồ cạn, cây lương thực héo khô, người dân sống dọc theo sông Ba đang đứng trước nguy cơ đói nghèo.
Ruộng cháy
Đất đai nứt nẻ.
Cây cối cháy khô.
Ruộng ngô cháy khô.