VỤ NHẬN CHÌM GẦN 1 TRIỆU M3 BÙN, CÁT Ở BIỂN VĨNH TÂN

Kiến nghị tạm dừng khẩn cấp giấy phép của Bộ TN&MT

Đồng thời, Hội Nghề cá Việt Nam kiến nghị thành lập tổ chức độc lập kiểm tra, xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc đổ chất thải nạo vét; xem xét quy trình thẩm định dẫn tới cấp giấy phép 1517 của Bộ TN&MT, đặc biệt là tính khách quan, trung thực, tính đại diện của bộ này.

Dự án nhận chìm: Tiếp tục có người phản ứng bị mạo danh - ảnh 1
Vị trí nhận chìm cách Khu bảo tồn Hòn Cau 8,2 km. Đây được xem là khu bảo tồn có hệ sinh thái rất phong phú và quý. Trong ảnh: Hệ sinh thái dưới đáy biển ở Khu bảo tồn Hòn Cau. Ảnh: HUỲNH QUANG HUY 

Theo Hội Nghề cá, đây là vùng nước trồi (có năng suất sản lượng thủy sản cao hơn nhiều vùng khác); đáy biển là cát và đá nhưng là nơi sinh sống của nhiều loại thủy sản bố mẹ quý hiếm như tôm hùm, các loài giáp xác và nhiều loài nhuyễn thể sinh sống.

Xa hơn nữa là Khu bảo tồn Hòn Cau, nơi có thảm cỏ biển, rạn san hô, là nơi sinh sống của quần đàn thủy sinh và chúng được lan tỏa ra toàn bộ vùng biển miền Trung. Dòng hải lưu từ phía Bắc, cùng với thủy sản di cư qua vùng biển này.

Cùng với Bình Định, biển Bình Thuận đang là nơi cung cấp giống tôm hùm tự nhiên cho các tỉnh có nghề nuôi tôm hùm (gồm Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận và Ninh Thuận).

Bình Thuận cũng là một trong những tỉnh có vùng nước chất lượng tốt, là nơi có khoảng 1/3 trại giống tôm nước lợ, sản xuất tôm giống cho cả nước.

Với những đặc điểm tự nhiên này, vùng ven biển Bình Thuận bao gồm Hòn Cau rất quan trọng đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái, trữ lượng nguồn lợi thủy sản của các tỉnh Nam miền Trung, cần được bảo tồn.

Vụ nhận chìm bùn cát: Bộ TN&MT sẽ khảo sát lại đáy biển - ảnh 1
Từ vị trí nạo vét đến vị trí nhận chìm chỉ cách nhau khoảng 13 km.

Về giấy phép cho phép Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải, Hội Nghề cá cho biết: Bùn thải cửa sông ngoài thành phần chính là bùn hữu cơ, cát còn là trầm tích lắng đọng của các hóa chất độc do chất thải nhà máy, bệnh viện, canh tác nông nghiệp bao gồm kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các loại chất độc khác, trong đó có nhiều loại chất độc hàng chục năm không phân hủy.

Trong giấy phép Bộ TN&MT yêu cầu chủ đầu tư nhận bùn nạo vét cửa sông xuống biển và cho rằng lượng bùn nhận xuống biển hàng triệu m3 sẽ không ảnh hưởng đến Hòn Cau.

Tuy nhiên, Hội Nghề cá cho rằng thành phần bùn gồm phần bùn lỏng và phần cát, sỏi, khi đổ xuống biển có thể không lắng đọng xuống đáy. Trong điều kiện sóng, gió bão, thủy triều và hải lưu thì chỉ vài ngày lượng bùn này sẽ được sóng gió đưa đi bồi lấp làm chết sinh vật đáy, mất nơi cư ngụ của thủy sản bố mẹ, nhanh chóng làm thay đổi môi trường sinh thái của Khu bảo tồn Hòn Cau.

Cũng theo Hội Nghề cá VN, quy định pháp luật hiện hành nêu rõ việc làm báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lấy ý kiến công khai các nhà khoa học, các nhà quản lý, đặc biệt là nhân dân - những người trực tiếp bị ảnh hưởng. "Nhưng theo chúng tôi được biết thì nhiều đối tượng có liên quan chỉ được biết khi giấy phép 1517/GP-BTNMT được công bố" - văn bản của Hội Nghề cá nêu.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bình Dương có thêm một thành phố

Bình Dương có thêm một thành phố

(PLO)- Với quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bình Dương chính thức có năm TP là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và TP Bến Cát.

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy