Đừng để lương là vật cản đường!

Bởi vì cho đến nay, ngay cả lương của cán bộ ở bậc cao nhất cũng chỉ trên dưới 15 triệu đồng/tháng. Những đồng lương chính đáng ấy nếu xét theo vật giá thì chắc là chẳng bao giờ đủ cho đời sống gia đình công chức, cán bộ. Khổ nỗi là những cán bộ, công chức dứt áo ra đi tuy gây ồn ào dư luận nhưng vẫn là một số ít ỏi so với hàng triệu cán bộ, công chức trong hệ thống.

Số lượng cán bộ, công chức tự nguyện rời khỏi hệ thống vì đồng lương không sống nổi tuy ít ỏi nhưng cũng đủ trở thành bức tranh tương phản với những vụ ồn ào về biệt thự, biệt phủ của cán bộ, công chức nhiều nơi. Bởi nói gì thì nói, dân gian đã rất tinh khi dùng một từ láy để gọi tên thu nhập: “lương lậu”.

Lương cán bộ, công chức ở ta thấp là điều không phải bàn cãi. Cái chính là tại sao lương thấp mà “Nhà nước” đến nay vẫn là khu vực mà nhiều người mơ ước. Biên chế là lý do chăng? Một phần, bởi đã vào biên chế thì có thể an tâm cuối đời lương hưu vẫn có! Thu nhập khác chăng? Có khả năng, bởi chẳng thể nào tìm được sự tương xứng giữa lương nhà nước còm cõi với những gì mà xã hội chứng kiến ở nhiều cán bộ, công chức.

Vấn đề là vì sao bao nhiêu người vẫn mơ ước vào Nhà nước, ngược lại vẫn có nhiều công chức dứt áo ra đi? Chia sẻ với chúng tôi, nhiều vị lãnh đạo ở các sở, ngành cho hay đang hết sức đau đầu trước việc nhiều chuyên viên có chuyên môn cao bỏ cơ quan nhà nước ra ngoài làm việc. Lý do là mức lương họ nhận được ở các đơn vị ngoài nhà nước luôn cao hơn rất nhiều với vị trí hiện tại và họ thấy sức lao động của mình cần được trả một cách tương xứng.

Ngoài lý do lương bổng thì thật không hiểu nổi khi có nhiều cán bộ, công chức bỏ việc ở những vị trí ít nhiều danh giá ở nơi mình sống để bán hàng online, trồng rau, bán cá, bán gà, làm thêm… Cám cảnh thay khi tất cả đều thốt ra rằng “Lương nhà nước không đủ sống”.

Vậy những người còn sống được chẳng lẽ lương lại cao hơn? Chắc không phải vậy khi mà thang bảng lương vốn là một khung khổ cứng nhắc, minh bạch. Những khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên cũng chẳng thể khiến cán bộ, công chức có thể an nhiên, tự tại. Nhiều lãnh đạo đã từng thừa nhận: Lương thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhũng nhiễu, phiền hà. Lương thấp, đãi ngộ không cao khiến người tài ít vào nhà nước. Lương thấp, đãi ngộ không cao, môi trường làm việc thiếu không gian sáng tạo đã khiến nhiều công chức có tài ra ngoài phát huy năng lực.

Lẽ tất nhiên, khi mà ngày càng có nhiều cán bộ, công chức dứt áo vì lương thì cũng phải xem xét lại vấn đề… lương lậu. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, ngày 9-12 đã lưu tâm vấn đề này trong cuộc làm việc tại TP.HCM.

Báo cáo của UBND TP.HCM cho biết chính sách tiền lương hiện hành còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực làm việc cho công chức, viên chức và người lao động.

Còn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thì đồng ý rằng: Chính sách tiền lương phải bảo đảm thu hẹp chênh lệch giữa khối hành chính và doanh nghiệp, thực sự là động lực cho hoạt động công vụ và sản xuất kinh doanh, trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ chứ không cào bằng, bình quân như hiện nay, đổi mới, xây dựng cơ cấu quỹ lương bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong chi trả lương cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Điều Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu ra trên đây cần phải được hiện thực hóa một cách cụ thể. Và đến lượt nó sẽ vừa trở thành động lực cho cán bộ làm việc tốt hơn, vừa chính là cái máy lọc để Nhà nước có thể loại bỏ người kém năng lực và thu hút người giỏi vào trong bộ máy.

Dĩ nhiên, tăng lương thường không hẳn là giải pháp chính yếu. Yêu cầu về tinh giản bộ máy, minh bạch, công khai sẽ là những giải pháp song hành. Thành bại trong chính sách tiền lương có thể chưa phải là quyết định nhưng ít nhiều cũng giúp hệ thống liêm chính hơn, bớt nhũng nhiễu và phiền hà.

Và lương chắc không còn là vật cản đường!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...