84 tuổi vẫn gắn bó với nghề may áo dài truyền thống

(PLO)- Ở khu vực chợ Đồn (phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) có một tiệm may mang tên Lâm Nghệ nức tiếng mấy chục năm nay với kiểu áo dài, khăn đóng truyền thống. Chủ nhân của tiệm may là cụ bà 84 tuổi Lâm Thị Thưởng, thường gọi là cụ Chín Thưởng.

  Cụ Chín Thưởng cho biết cụ bắt đầu học nghề may từ năm 14 tuổi để phụ giúp gia đình.

Sau năm 1975, cụ Chín Thưởng mới lên khu Chợ Lớn (Sài Gòn) để tầm sư mày mò và tự học kiểu may các bộ áo dài, bộ lễ phục truyền thống Nam Bộ. 

Dù tuổi 84 nhưng đôi mắt cụ vẫn sáng, bàn tay không run khi thực hiện các thao tác thủ công như xe chỉ, luồn kim. 

Theo cụ Chín thì công đoạn khó nhất và lâu nhất của một chiếc áo dài lễ là đơm nút... và quấn vải khăn đóng đội đầu. Thời gian hoàn thành một bộ áo dài khoảng bảy ngày.

Chăm chút tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ.

Chị Huỳnh Thị Kim Cúc, con gái thứ của cụ Chín Thưởng, được mẹ truyền lại nghề may áo dài để nối tiếp, duy trì cái nghề đã gắn bó và đeo đuổi suốt mấy chục năm qua của gia đình. 

Ngày nào còn cảm thấy khỏe, cụ Chín Thưởng vẫn ngồi miệt mài bên bàn máy may “con bướm” với những cái suốt chỉ quen thuộc, những tiếng chạy rào rào của máy may cũ kỹ.

 


Bộ lễ phục của ban quý tế đình Tân Lân (phường Hòa Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) do tiệm may Lâm Nghệ may đo. Hầu hết hằng năm, các đình ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương... đều tín nhiệm và đến đặt may các bộ lễ phục ở tiệm may của cụ Chín Thưởng.

TRƯỜNG TRÍ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm