1. Dùng bơ thay cho Mayonnaise
Các chất béo trong quả bơ tốt cho tim mạch, và nó còn có hương vị đậm đà, chất kem mịn màng, là một thực phẩm dinh dưỡng bổ sung cho bữa ăn.
Trong quả bơ có rất nhiều chất béo tốt cho tim mạch. Hình minh họa
Carotene có trong cà rốt làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tới 45%. Hình minh họa
3. Dùng các loại hạt thay vì bánh quy
Bánh quy có thể chứa lượng chất béo và calo ít hơn, nhưng các loại hạt cung cấp tốt hơn các loại protein, magiê, vitamin E và B.
Các loại hạt có chứa monoaxit tốt cho tim và giúp bạn giảm cân. Hình minh họa
Nghiên cứu của tạp chí y học Anh cho thấy ăn một lượng hạt vài lần trong tuần như món ăn vặt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 35%. Ngoài ra, các loại hạt còn có chứa monoaxit tốt cho tim, và có thể giúp bạn giảm cân.
4. Dùng đồ làm bếp bằng sắt
Theo tạp chí của Hội dinh dưỡng Mỹ, 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị thiếu sắt. Họ không thật sự thiếu máu, nhưng có các triệu chứng tương tự: mệt mỏi, nhạy cảm với thời tiết lạnh và dễ nhiễm trùng, khó tập trung.
Nếu bị thiếu sắt, bạn sẽ gặp triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi... Hình minh họa
Để tăng hàm lượng sắt trong bữa ăn của bạn, hãy bỏ những thứ đồ nấu nướng đắt tiền và quay lại với đồ sắt. Các khoáng sản tan chảy ra trong quá trình nấu nướng sẽ nâng hàm lượng sắt của món ăn lên nhiều lần, đặc biệt là các loại thực phẩm có tính axit như mì spaghetti và súp cà chua.
5. Không uống trà và cà phê trong bữa ăn
Những thức uống này chứa hợp chất gọi là tannin làm giảm hấp thu sắt đến 94%. Phụ nữ thật sự hấp thu ít chất sắt hơn hẳn nhu cầu của họ, trà và cà phê làm vấn đề càng trầm trọng hơn.
Trong trà có chứa tannin làm giảm hấp thu sắt của cơ thể. Hình minh họa
Trà thảo dược cũng tương tự: bạc hà cản hấp thu sắt đến 84%, hoa cúc và những loại khác khoảng bằng nửa con số đó.
6. Thêm mầm lúa mì vào các món bánh kếp, bánh quế và bánh nướng xốp
Nhân của hạt mầm lúa mì là một mỏ vàng chất dinh dưỡng. Ảnh: Shutterstock
Nhân của hạt mầm lúa mì là một mỏ vàng chất dinh dưỡng. 1/2 cốc mầm lúa mì
cung cấp cho bạn hơn nửa nhu cầu magiê, folic axit và 60% nhu cầu vitamin E hàng ngày cùng một lượng lớn vitamin.
Mầm lúa mì cũng cung cấp lượng phong phú chất khoáng như sắt và kẽm.
7. Thêm tỏi vào các món súp, hầm, nước sốt và món xào
Tỏi có nhiều tác dụng trong bảo vệ và chăm sóc cơ thể. Hình minh họa
Tỏi chống lại bệnh tim bằng cách làm giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa các cục máu đông trong thành mạch. Tỏi cũng bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vikhuẩn và kích thích hệ thống miễn dịch, các chất lưu huỳnh chứa trong tỏi giúp phòng chống ung thư da, dạ dày, vú và ruột.
8. Thay khoai tây bằng khoai lang
Trong từng thành phần dinh dưỡng, từ vitamin A đến chất kẽm, khoai lang đều vượt trội hơn khoai tây, thậm chí có lượng canxi cao hơn đến 6 lần.
Betacarotene có trong khoai lang giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Hình minh họa
Trong khi khoai tây không có chất beta carotene thì chỉ một gói khoai lang nhỏ đã cung cấp gấp 2 lần số lượng bạn cần mỗi ngày cho chất chống oxy hóa này, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
9. Thêm đậu vào các món xà lách và súp
Những người ăn các món đậu vài lần mỗi tuần giảm nguy cơ bị bệnh tim đến 22%.
Đậu có chứa chất saponin và phytosterols làm giảm lượng cholesterol trong máu. Hình minh họa
Ngoài chất xơ, các loại đậu còn chứa các chất hóa học thực vật như saponin và
phytosterols làm giảm lượng cholesterol trong máu. Một cốc đậu trộn với xà lách hay súp hoặc các món ăn khác cung cấp 1/3 nhu cầu sắt hàng ngày của phụ nữ.
10. Ăn cà chua nấu chín
Sắc tố đỏ lycopene dồi dào trong cà chua là chất chống oxy hóa mạnh. Lycopene thường được hấp thụ tốt hơn khi ăn cà chua nấu chín hơn là ăn sống. Càng hấp thụ nhiều lycopene, bạn càng giảm thiểu được nguy cơ bị bệnh tim mạch và ung thư.
Sắc tố đỏ lycopene dồi dào trong cà chua là chất chống oxy hóa mạnh. Hình minh họa
Khoảng 1/2 chén nước sốt cà chua mỗi ngày tốt cho sức khỏe của bạn. Cà chua chín cây tốt hơn cà chua chín ép.