3 kiểu thỏa thuận nhận tội trên thế giới

(PLO)- Chế định thỏa thuận nhận tội được áp dụng ở một số nước như Mỹ, Anh, Pháp, Canada… giúp tiết kiệm nguồn lực nhưng vẫn gây nên một số tranh cãi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trên thế giới, một số nước đang áp dụng chế định thỏa thuận nhận tội có thể kể đến như Mỹ, Anh, Pháp, Canada…

Theo trang bách khoa toàn thư Britannica, nhìn chung ở các nước, có ba kiểu thỏa thuận nhận tội. Một là bị can đồng ý nhận tội để được giảm nhẹ tội danh, ví dụ nhận tội để chuyển từ tội cố ý giết người vốn rất nghiêm trọng thành tội hành hung. Hai là nhận tội để đổi lấy bản án nhẹ hơn hoặc án thay thế, như nhận tội giết người để tránh án tử hình. Và ba là khi bị can bị buộc nhiều tội, nếu đồng ý nhận tội thì có thể thỏa thuận nhận ít tội danh hơn.

Ở Mỹ, một số thỏa thuận nhận tội yêu cầu các bị can làm nhiều việc hơn chứ không đơn thuần chỉ là nhận tội. Đơn cử, các công tố viên thường đưa ra các thỏa thuận nhận tội có lợi cho các bị can đồng ý làm chứng để chống lại hoặc buộc tội các bị can khác.

Cũng tại Mỹ, theo trang Legal Information Institute của ĐH Luật Cornell (Mỹ), trong một số vụ án, công tố viên và bị can có thể làm việc với thẩm phán để xác định trước mức án mà người phạm tội sẽ nhận nếu chấp nhận thỏa thuận nhận tội. Tuy nhiên, ở hầu hết vụ án, vai trò của thẩm phán trong quá trình thương lượng nhận tội bị hạn chế. Đơn cử, các thẩm phán liên bang có thể không trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán nhận tội.

Theo website của Công ty luật Greenspun Shapiro PC (Mỹ), một thỏa thuận nhận tội sẽ kết thúc vụ án và không có phiên tòa xét xử nào được mở, ngoài việc có một phiên tòa tuyên án riêng biệt. Cụ thể, khi công tố viên và bị can ký thỏa thuận nhận tội, trước tiên thẩm phán phải phê chuẩn thỏa thuận đó. Sẽ có một phiên tòa để các bên trình bày các điều khoản của thỏa thuận nhận tội cho thẩm phán nghe. Sau đó, thẩm phán sẽ đặt câu hỏi cho bị can để chắc chắn rằng họ hiểu đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận và tự nguyện đồng ý. Thẩm phán sẽ là người quyết định có chấp thuận thỏa thuận nhận tội hay không.

Mặc dù thương lượng nhận tội tiết kiệm nguồn lực, bao gồm việc cho phép công tố viên tập trung thời gian và nguồn lực vào các vụ án khác, giảm số phiên tòa mà các thẩm phán cần phải giám sát nhưng theo trang Legal Information Institute của ĐH Luật Cornell (Mỹ), quy định này vẫn gây nên những tranh cãi. Bởi việc thương lượng nhận tội cho phép bị can hưởng các bản án khoan hồng. Từ đó dấy lên các lo ngại sẽ làm suy yếu hiệu quả răn đe của các hình phạt hình sự và tạo ra tâm lý rằng những người phạm tội có thể trốn tránh pháp luật, miễn là sẵn sàng thương lượng. Mối quan ngại sâu sắc nữa là khả năng một người thực sự vô tội sẽ bị thúc giục để nhận tội.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.