1. Mật ong
Mật ong được dùng để chữa trị vết thương từ thời cổ đại. Tính năng làm lành của nó đã được nhắc tới trong Kinh Thánh, Koran….
Mật ong được dùng để chữa vết thương từ năm 2000 trước công nguyên ở Ai Cập. Các nhà khoa học cho rằng các chất chống oxy hóa, axít amin, vitamin, chất khoáng trong mật ong giúp nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây nhiễm trùng. Kết cấu nhớt của mật ong cũng giúp vết thương lành lại trong điều kiện được giữ ẩm, khiến vết thương không hoặc ít để lại sẹo.
Nhưng mật ong dùng làm thực phẩm được bán đại trà thường chứa phấn hoa, vi khuẩn có thể nhiễm trùng vết thương. Bạn nên dùng mật ong chế biến riêng cho mục đích y dược, được lọc và khử trùng.
2. Tinh dầu trà
Tinh dầu trà có thể dùng để gội đầu, và cũng có thể rất hiệu quả trong việc làm lành vết thương nhanh chóng. Vài nghiên cứu cho thấy tinh dầu trà có khả năng chống khuẩn.
3. Tinh dầu bạc hà và quế
Những nhà khoa học tại Cộng đồng Hóa học Mỹ đã phát hiện ra rằng bạc hà và quế là một hỗn hợp chống vi khuẩn rất tốt. Khi áp dụng hỗn hợp này lên vết thương, nó tiêu diệt 4 loại vi khuẩn khác nhau, ngay cả những loại kháng chất kháng khuẩn. Những nhà nghiên cứu khuyên nên dùng hỗn hợp này cho các vết thương nhiễm trùng đã 1 tháng không lành.
Nhưng bạn nên cẩn thận không nên dùng hỗn hợp này ngay tại nhà, bằng phương tiện tự chế. Vì không biết liều lượng nên dùng, bạn có thể khiến vết thương đau nhức hơn. Tuy sản phẩm y học này chưa được bán ra thị trường, các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm có trong tương lai gần.
4. Tinh dầu oải hương
Tinh dầu oải hương không chỉ giúp kiềm chế nhiễm trùng mà còn giúp giảm đau. Trong một nghiên cứu trên các sản phụ vừa sinh, nửa nhóm dùng tinh dầu oải hương báo rằng họ cảm thấy không còn đau trong thời gian vết thương lành, so với 1/3 người của nhóm dùng thuốc khác. Phụ nữ dùng dầu oải hương cũng ít bị đỏ vết thương hơn.
Các chuyên gia khuyên nên trộn tinh dầu oải hương với dầu oliu hoặc 1 loại dầu nền khác trước khi xoa lên vết thương, vì dầu oải hương đôi khi có thể gây kích ứng da. Công thức an toàn là 12 giọt dầu oải hương trộn cùng 30ml dầu nền.
5. Hoa cúc
Hoa cúc đã được dùng phổ biến để chữa trị bỏng, vếr bầm, đau thần kinh tọa, bệnh trĩ… Nó cũng là một sản phẩm hiệu quả trong việc làm lành vết thương nhỏ, bị loét miệng, cũng như vết thương chảy máu, nhiễm trùng.
Các bác sĩ ở Đức đã thử nghiệm dùng hoa cúc chữa trị vết xăm mới thường bị chảy máu. Vết xăm được dùng chiết xuất hoa cúc lành nhanh hơn, hiệu quả hơn so với dùng các biện pháp chăm sóc khác.
Tính năng làm lành của hoa cúc đến từ các loại tinh dầu và chất flavonoids của nó, chúng có thể thấm sâu vào da. Bạn có thể dùng kem làm từ hoa cúc để chữa trị vết thương hoặc bỏ một muỗng hoa khô vào bồn tắm, chúng không chỉ làm lành vết trầy xước mà còn có thể làm dịu vết côn trùng cắn, eczema, trĩ…