61 tỉnh muốn gỡ vướng đầu tư giao thông, Chính phủ báo cáo Quốc hội

(PLO)- Chính phủ đồng ý giao Bộ KH&ĐT báo cáo Quốc hội xin cơ chế, chính sách để đầu tư nhiều dự án giao thông trên cả nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết thống nhất báo cáo Quốc hội (QH), Ủy ban Thường vụ QH hồ sơ dự thảo Nghị quyết của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Bộ KH&ĐT được giao thừa ủy quyền của Thủ tướng thay mặt Chính phủ báo cáo QH theo quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu; chủ động báo cáo, giải trình với QH và các cơ quan của QH theo quy định.

Đầu tháng 5, Bộ KH&ĐT trình Chính phủ dự thảo trên, trong đó cơ quan này đề xuất áp dụng bốn chính sách để “mở đường” đầu tư các dự án giao thông trên cả nước.

Theo Bộ KH&ĐT, việc đầu tư các dự án giao thông đang gặp phải năm khó khăn đến từ nhiều luật khác nhau. Trong đó, nổi bật phải kể đến là việc Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) chỉ cho phép vốn góp Nhà nước không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án, nhưng thực tế nhiều dự án có tổng mức đầu tư rất cao. Nhà nước có góp vốn ở mức kịch trần của luật vẫn khó thu hút tư nhân tham gia, vì số tiền còn lại vẫn rất lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, ngân hàng khó cho vay.

Cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ, Luật Xây dựng, quy định hệ thống quốc lộ do Bộ GTVT chịu trách nhiệm đầu tư và quản lý. Song song đó, Luật Ngân sách nhà nước quy định chỉ có ngân Trung ương mới được đầu tư quốc lộ. Với quy định này, địa phương muốn làm chủ đầu tư hay lấy tiền ra làm quốc lộ đều trái luật.

cao-toc-mai-son-quoc-lo-45-thong-xe-197.jpg
Hiện nay nhiều dự án giao thông đã giao cho địa phương làm chủ đầu tư.

Vì vậy, Bộ này đề xuất Chính phủ báo cáo QH cho phép tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư.

Cho phép Thủ tướng được quyền giao các tỉnh làm cơ quan chủ quản, sử dụng vốn ngân sách địa phương đầu tư các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương. Việc này giúp các tỉnh phát huy được tính tự chủ, thuận tiện trong việc đấu nối hạ tầng, thu hút đầu tư, khai thác quỹ đất dọc tuyến…

Bộ KH&ĐT cũng đề xuất Chính phủ báo cáo QH cho phép Thủ tướng quyết định vấn đề liên quan đến phạm vi đầu tư từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, đồng thời cho phép các địa phương sử dụng ngân sách của địa phương mình hỗ trợ địa phương khác cùng thực hiện một dự án.

Về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Bộ KH&ĐT đề xuất Chính phủ báo cáo QH cho phép nhà đầu tư, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ…

Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, hiện có 61/63 tỉnh, thành đề xuất được áp dụng bốn cơ chế cho 69 dự án trên cả nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm