7 số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em

(PLO)- Khi trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được hỗ trợ khẩn cấp thì người dân có thể gọi vào bảy tổng đài, đường dây nóng để được can thiệp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 17- 10, Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM phối hợp với Tổ chức Save The Children tổ chức Hội thảo với chủ đề “Bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp”.

Tại buổi hội thảo, bà Lương Thị Thuận, Chủ tịch Hội trợ trẻ em TP.HCM, cho biết: Dự án “Hỗ trợ thanh niên và trẻ em trong ứng phó với COVID-19” do tổ chức Save The Children tài trợ đã được thực hiện hơn một năm qua. Dự án này với ba mục tiêu hoạt động lớn. Thứ nhất là nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội trên địa bàn TP.HCM. Thứ hai, bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp. Thứ ba, hỗ trợ thanh niên về hướng nghiệp, học nghề và khởi sự kinh doanh".

bao ve tre em.jpg
Bà Lương Thị Thuận, Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Bà Thuận cho chia sẻ: “Hội thảo hôm nay sẽ nêu lên một số vấn đề làm thế nào để bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp xảy ra. Đây là một việc rất cần sự quan tâm trong tình hình xã hội hiện nay, đặc biệt là tại TP.HCM một nơi tập trung đông trẻ em nhất cả nước. Trong đó, có rất nhiều trẻ là người nhập cư, các em này có nhiều hoàn cảnh đặc biệt và dễ có nguy cơ bị xâm hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng tâm lý.

Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là điều quan trọng và cần thiết, nhất là trong tình hình diễn biến xã hội hiện nay. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ được sống an toàn, lành mạnh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại, trợ giúp trẻ phát triển tốt nhất".

Ông Nguyễn Lữ Gia, đại diện Tổ chức Cứu trợ trẻ em, cho biết nhiều trẻ em hàng ngày vẫn đối mặt với những nguy cơ như bị bỏ mặc, xâm hại, bạo hành và khi xảy ra tình huống khẩn cấp sẽ có nhiều nguy cơ tác động đến các em. Do đó, cần chính sách toàn diện và cấp bách hơn để hỗ trợ trẻ em trong những tình huống này. Chính vì thế, việc bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp đã được triển khai ở các tỉnh, thành phố trong cả nước từ nhiều năm qua. Riêng tại TP.HCM, đây là dự án đầu tiên do đơn vị phối hợp với Hội Bảo trợ trẻ em thành phố thực hiện trên cơ sở dự án “Hỗ trợ thanh niên và trẻ em trong ứng phó với COVID-19” được UBND thành phố phê duyệt.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tính, Phó trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), cho biết khi trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần được can thiệp và trợ giúp thì hãy gọi một trong những số điện thoại sau:

- Đường dây nóng 111 tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý)

- Số 1900.54.55.59 - Trung tâm Công tác xã hội Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM).

- Số 1800.90.69 - Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.

- Số 113 - Lượng lực phản ứng nhanh cơ quan Công an.

- Số 028.3855.8532 nhánh 240- Bệnh viện Hùng Vương.

- Tổng đài 1022- Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng.

- Số 0917708530 - Women's House Tâm Nhung

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm