Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã khôi phục lòng tin của người dân Nhật Bản góp phần kéo tỉ lệ tự tử giảm xuống trong 14 tháng liên tục. Tuy nhiên, tiến triển về tỉ lệ tự tử đáng lạc quan trước đó đã nhanh chóng bị dập tắt từ tháng Chín cùng việc nền kinh tế Nhật Bản rơi vào khủng hoảng lần thứ tư kể từ năm 2008.
Kinh tế ảm đạm gây nhiều khó khăn cho Nhật Bản trong cuộc chiến đẩy lùi truyền thống tuy đồng thuận với việc tự tử nhưng bên cạnh đó lại né tránh đề cập đến vấn đề này. Giáo sư tâm lí học Đại học Niigata Seiryo, Mafumi Usui, cho biết kinh tế đóng vai trò quan trọng vấn đề tỉ lệ tự tử. Trong khi đó, tại Nhật Bản, nơi có đến 70 người tự sát mỗi ngày, quan niệm cũ vẫn cho tự tử không hề sai trái thậm chí còn thể hiện sự quả cảm và quyết đoán.
Theo giáo sư Usui, Nhật Bản cần quan tâm hơn đến những truyền thống văn hóa xã hội liên quan đến vấn đề tự tử. Hình tượng các samurai cử hành nghi thức mổ bụng tự tử (seppuku) để bảo vệ danh dự đã ảnh hưởng nhiều đến Nhật Bản. Trên phim ảnh hay sách truyện, các cặp đôi vẫn hay thường thề nguyền cùng chết vì tình yêu, còn nhân viên các công ty thì xem tự tử là cách thể hiện tinh thần trách nhiệm.
Nhật Bản đã tiến hành chiến dịch thay đổi định kiến về tự tử từ năm 2007. Chính phủ chi tiền để huấn luyện đội ngũ nhân sự cũng như thiết lập hệ thống hỗ trợ cho các cá nhân gặp khó khăn. Bên cạnh đó, cảnh sát cũng lần đầu tiên công khai về các vụ tự tử cho phép chính quyền địa phương hành động hiệu quả hơn.
Theo đại diện Lifelink (một tổ chức phi lợi nhuận ngăn ngừa tự tử), Yasuyuki Shimizu, tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng với con số 70-80 người chết vì tự tử mỗi ngày, Nhật Bản vẫn đang trong tình trạng nguy cấp.