Bạn cho rằng những loại trái cây như dưa hấu, cam, xoài không cần phải rửa trước khi bổ vì việc bỏ vỏ sẽ giúp loại bỏ hết vi khuẩn.
Tuy nhiên, những loại vi khuẩn nguy hiểm trên vỏ trái cây vẫn có thể bám vào tay khi bạn chạm vào và thâm nhập vào trong phần thịt quả. Vì vậy, bạn cần rửa các loại trái cây trước khi ăn, dùng khăn lau sạch lớp vỏ bên ngoài để hạn chế tối đa khả năng xâm nhập của vi khuẩn.
2. Dự trữ thực phẩm đầy tủ lạnh
Việc dự trữ quá nhiều thức ăn khiến nhiệt độ tủ lạnh nóng lên và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Bạn nên điều chỉnh mức nhiệt độ ở mức thấp để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon.
Khi dự trữ quá nhiều thức ăn, nhiệt độ tủ lạnh sẽ nóng lên và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Ảnh: Livestrong.
3. Rửa thịt gà
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) cho thấy khoảng 50% bà nội trợ thường làm sạch thịt gà sống trong bồn rửa nhà bếp.
Tuy nhiên, hành động này lại vô tình phát tán vi khuẩn gây bệnh. Bởi 30% thịt gia cầm có chứa salmonella và campylobacter, 2 loại vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột và bệnh tả.
4. Cất trứng trong cánh cửa tủ lạnh
Tủ lạnh thường có một ngăn tiện dụng để đặt trứng ở cánh cửa. Tuy nhiên, đây là cách bài trí sai lầm. Cánh cửa là phần nóng nhất của tủ lạnh và luôn được mở thường xuyên nên nhiệt độ không đều, khiến trứng nhanh hỏng.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra ngày hết hạn và rửa sạch trứng trước khi cất vào ngăn mát tủ lạnh để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ vỏ.
5. Rã đông thịt bằng nước nóng
Khi bạn rã đông thực phẩm bằng nước nóng, nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Bạn có thể rã đông thịt an toàn bằng cách để chúng trong ngăn mát tủ lạnh, ngâm trong nước lạnh hoặc dùng lò vi sóng.
Cách rã đông thực phẩm an toàn nhất là để chúng vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm trong nước lạnh trước khi chế biến. Ảnh: Livestrong.
6. Trữ thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh quá lâu
Bạn thường có thói quen cất phần ăn thừa trong tủ lạnh, để lâu rồi dùng dần. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca ngộ độc thực phẩm.
Hành động ngửi, nếm đồ ăn cũng không phát hiện ra các loại vi khuẩn gây ngộ độc vì chúng không làm ảnh hưởng tới mùi, hương vị hay làm hỏng thực phẩm. Nếu còn đồ ăn thừa, bạn nên cất trên ngăn đá hoặc dự trữ từ 3-4 ngày.
Sau khoảng thời gian này, chúng sẽ gây hại sức khỏe nếu tiếp tục sử dụng.
7. Không vệ sinh bàn tay trước khi rửa thực phẩm
Bàn tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm, nên cũng chứa nhiều vi khuẩn nhất.
Nếu bạn rửa thực phẩm mà chưa rửa tay, vi khuẩn đã được truyền sang các nguyên liệu khác, gây hiện tượng lây nhiễm chéo.
Việc rửa tay là bước quan trọng nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước ấm khoảng 20 giây trước khi chuẩn bị hoặc chế biến thực phẩm.
8. Sử dụng chung đũa nấu thực phẩm sống và chín
Bạn thường sử dụng đũa đang nấu thịt sống để gắp những miếng chín lên đĩa. Không may, đôi đũa đã vô tình trở thành phương tiện lây truyền vi khuẩn gây hại từ thịt sống sang đồ ăn chín.
Bạn cần lưu ý sử dụng các đôi đũa khác nhau khi nấu nướng. Nếu chỉ có một bộ đồ nấu, bạn hãy rửa kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước khi sử dụng lại lần nữa.
Theo zing/livestrong