An Giang: Giới thiệu 2 bảo vật quốc gia cực kỳ độc đáo thuộc văn hóa Óc Eo

Sáng 10-2, tại Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo (ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang), UBND tỉnh An Giang đã long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê.

Phạm vi, quy mô và ranh giới quy hoạch có tổng diện tích quy hoạch là 433,2 ha, được xác định trong Hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt bao gồm: Khu vực sườn và chân núi Ba Thê (Khu A), có diện tích 143,9 ha; Khu vực cánh đồng Óc Eo (Khu B), có diện tích là 289,3 ha

Mục tiêu quy hoạch là bảo vệ các điểm di tích, di vật đã được phát lộ của di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê. Nghiên cứu, khảo sát, mở rộng phạm vi khảo cổ để hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ và bổ sung, làm rõ các giá trị liên quan đến di tích, nhất là trong mối liên hệ với các di tích, di chỉ khảo cổ học liên quan đến văn hóa, văn minh Óc Eo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư phát biểu khai mạc buổi lễ

Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thể trở thành khu nghiên cứu khảo cổ học để nhận diện đầy đủ và làm sáng tỏ giá trị của nền văn minh Óc Eo rực rỡ đã từng tồn tại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang. Cạnh đó, kết nối với các điểm đến quan trọng của tỉnh An Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù về lịch sử - văn hóa, sinh thái sông nước, đồng quê, nông nghiệp và du lịch chuyên để khảo cổ học văn hóa Óc Eo.

Di chỉ văn hóa Óc Eo

Cùng với đó là xác định chức năng và chỉ tiêu sử dụng đất cho khu vực di tích, khu dân cư và khu vực cảnh quan xung quanh. Tổ chức không gian và cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên vấn đề thoát nước và chống ngập di tích vào mùa mưa, đặc biệt đối với khu vực cánh đồng Óc Eo. Định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Óc Eo - Ba Thê phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và các đồ án quy hoạch khác có liên quan.

Tại buổi lễ PGS. TS Đặng Văn Thắng, Ủy viên Hội đồng giám định cổ vật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo giới thiệu 2 Bảo vật quốc gia gồm: Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc khắc nổi trên một khối đá granit lớn chạm khắc hình phật tọa thiền và Nhẫn Nadin Giồng Cát với hình tròn trơn, mặt nhẫn là hình bò đúc khối rất hiện thực, trong tư thế nằm xếp chân. Ngoài ra còn giới thiệu 2 quyển sách: Khảo cổ đồng bằng sông Cửu Long (Louis Malleret); Na Phật Na kinh đô đầu tiên và cuối cùng của Vương quốc Phù Nam (Đặng Văn Thắng).

Đồng thời gắn với việc khái quát một số hoạt động tiêu biểu qua 78 năm ngày phát hiện, khai quật khảo cổ và đặt tên nền văn hóa Óc Eo Nam Bộ, để các cán bộ, nhân dân được biết, tự hào và nhận thức, thực hiện đúng yêu cầu của các quyết định. 

Dịp này, UBND tỉnh An Giang đã khen thưởng các cá nhân có công hiến tặng hiện vật và hoạt động văn hóa Óc Eo trong thời gian qua.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm