Ảnh: Chính điện Lam Kinh dát vàng hàng chục tỉ đồng ở Thanh Hóa

(PLO)- Chính điện Lam Kinh là công trình được dát vàng với tổng số tiền gần 40 tỉ đồng và cũng là công trình sử dụng trữ lượng gỗ lớn bậc nhất ở xứ Thanh đã mở cửa trở lại vào tháng 4-2022 sau nhiều năm phục hồi, tu bổ, tôn tạo.
Chính điện Lam Kinh thuộc khu di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã chính thức mở cửa đón khách sau hơn 10 năm tu bổ, tôn tạo và phục hồi. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chính điện Lam Kinh thuộc khu di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã chính thức mở cửa đón khách sau hơn 10 năm tu bổ, tôn tạo và phục hồi. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Bên trong Chính điện Lam Kinh khiến du khách ngỡ ngàng bởi những vật dụng được dát vàng bắt mắt. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Bên trong Chính điện Lam Kinh khiến du khách ngỡ ngàng bởi những vật dụng được dát vàng bắt mắt. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Từ các vật dụng đến linh vật đều được phủ vàng lên bề mặt tạo nên một công trình độc đáo nhất ở xứ Thanh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Từ các vật dụng đến linh vật đều được phủ vàng lên bề mặt tạo nên một công trình độc đáo nhất ở xứ Thanh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chính điện Lam Kinh hiện nay đã trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất tại tỉnh Thanh Hóa, với khối lượng gỗ lim hơn 2.000m3 xen lẫn giữa cảnh sơn son thếp vàng nguy nga, lộng lẫy. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chính điện Lam Kinh hiện nay đã trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất tại tỉnh Thanh Hóa, với khối lượng gỗ lim hơn 2.000m3 xen lẫn giữa cảnh sơn son thếp vàng nguy nga, lộng lẫy. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Sau khi Chính điện mở cửa trở lại vào tháng 4-2022 đã trở thành một điểm đến của du khách thập phương sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Sau khi Chính điện mở cửa trở lại vào tháng 4-2022 đã trở thành một điểm đến của du khách thập phương sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Vẻ đẹp tráng lệ, quyền thế, tôn nghiêm nơi vị trí ngồi của vua khiến cho nhiều du khách ngỡ ngàng bởi nhìn đâu cũng toàn là đồ vật được dát vàng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Vẻ đẹp tráng lệ, quyền thế, tôn nghiêm nơi vị trí ngồi của vua khiến cho nhiều du khách ngỡ ngàng bởi nhìn đâu cũng toàn là đồ vật được dát vàng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Những vật dụng bên trong chính điện với niên đại thời gian hàng trăm năm trước đây vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến tận ngày nay với những hình hoa văn cực kỳ bắt mắt, tinh xảo đến từng chi tiết. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Những vật dụng bên trong chính điện với niên đại thời gian hàng trăm năm trước đây vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến tận ngày nay với những hình hoa văn cực kỳ bắt mắt, tinh xảo đến từng chi tiết. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Bên trong Chính điện Lam Kinh đâu đâu du khách cũng có thể thấy vàng, ngay cả những chiếc đèn cũng được thiết kế cách điệu, với những hoa văn cực kì tinh xảo đến từng chi tiết. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Bên trong Chính điện Lam Kinh đâu đâu du khách cũng có thể thấy vàng, ngay cả những chiếc đèn cũng được thiết kế cách điệu, với những hoa văn cực kì tinh xảo đến từng chi tiết. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Theo dòng lịch sử ghi chép lại, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427). Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Theo dòng lịch sử ghi chép lại, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427). Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Chính điện Lam Kinh cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Chính điện Lam Kinh cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Trải qua hàng trăm năm, những công trình kiến trúc Hậu Lê ở Lam Kinh gần như chỉ còn lại phế tích là những nền móng, lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay nhiều hạng mục di tích đã được nghiên cứu, bảo tồn nguyên trạng qua bàn tay tài hoa nghệ nhân xứ Thanh và nơi đây trở thành điểm đến của du khách thập phương. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Trải qua hàng trăm năm, những công trình kiến trúc Hậu Lê ở Lam Kinh gần như chỉ còn lại phế tích là những nền móng, lăng mộ. Tuy nhiên, đến nay nhiều hạng mục di tích đã được nghiên cứu, bảo tồn nguyên trạng qua bàn tay tài hoa nghệ nhân xứ Thanh và nơi đây trở thành điểm đến của du khách thập phương. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm