Ảnh: Đồng bào miền núi Quảng Nam kiếm bộn tiền mùa đót

Ảnh: Đồng bào miền núi Quảng Nam kiếm bộn tiền mùa đót

(PLO)- Tháng giêng, người dân ở các huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My… (Quảng Nam) lên rừng hái đót về bán cho thương lái, kiếm từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng.
Sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, người dân ở huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My… rủ nhau săn ‘lộc rừng’. Từ sáng sớm, nhiều người mang theo rựa, thực phẩm ngược rừng chặt cây đót. Một ngày làm việc thường kéo dài từ sáng sớm đến cuối giờ chiều.

Sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, người dân ở huyện miền núi Nam Trà My, Bắc Trà My… rủ nhau săn ‘lộc rừng’. Từ sáng sớm, nhiều người mang theo rựa, thực phẩm ngược rừng chặt cây đót. Một ngày làm việc thường kéo dài từ sáng sớm đến cuối giờ chiều.

Để hái được đót đạt tiêu chuẩn, người dân đi vào các khu rừng sâu, nơi có cây đót cao, bông trổ rậm rạp. Người dân phải băng rừng từ 2-3 giờ đồng hồ mới đến nơi.

Để hái được đót đạt tiêu chuẩn, người dân đi vào các khu rừng sâu, nơi có cây đót cao, bông trổ rậm rạp. Người dân phải băng rừng từ 2-3 giờ đồng hồ mới đến nơi.

Chị Hồ Thị Non (ngụ xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) cho biết, thời tiết sau Tết Nguyên đán thuận lợi, trời nắng đẹp. Từ sáng sớm, chị cùng mọi người băng rừng hơn hai giờ đồng hồ để hái đót..

Chị Hồ Thị Non (ngụ xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) cho biết, thời tiết sau Tết Nguyên đán thuận lợi, trời nắng đẹp. Từ sáng sớm, chị cùng mọi người băng rừng hơn hai giờ đồng hồ để hái đót..

“Từ sáng sớm, tôi mang theo rựa lên rừng tìm hái đót. Năm ngày, tôi dồn lại được gần 40kg đót, bán được hơn 800.000 đồng. Dự tính mùa đót năm nay tôi kiếm được hơn 1.000.000 đồng”, chị Non nói.

“Từ sáng sớm, tôi mang theo rựa lên rừng tìm hái đót. Năm ngày, tôi dồn lại được gần 40kg đót, bán được hơn 800.000 đồng. Dự tính mùa đót năm nay tôi kiếm được hơn 1.000.000 đồng”, chị Non nói.

Anh Lưu Đức Cảnh (30 tuổi, quê ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam; làm việc ở xã Trà Tập, huyện Nam Trà My), cho biết mùa đót ở huyện Nam Trà My kéo dài hơn một tháng, thường bắt đầu từ cuối tháng chạp đến đầu tháng 2 Âm lịch. Tuỳ theo sức khoẻ, người làm nhiều, ít khác nhau sẽ thu được lượng đót khác nhau.

Anh Lưu Đức Cảnh (30 tuổi, quê ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam; làm việc ở xã Trà Tập, huyện Nam Trà My), cho biết mùa đót ở huyện Nam Trà My kéo dài hơn một tháng, thường bắt đầu từ cuối tháng chạp đến đầu tháng 2 Âm lịch. Tuỳ theo sức khoẻ, người làm nhiều, ít khác nhau sẽ thu được lượng đót khác nhau.

“Tôi cùng nhiều người dân ở đây tranh thủ sau Tết lên rừng chặt đót, buộc lại thành bó vác về nhà phơi. Do thương lái chỉ mua đót vừa phải, không mua đót già nên cứ sau Tết, người dân ráo riết đi hái”, anh Cảnh chia sẻ.

“Tôi cùng nhiều người dân ở đây tranh thủ sau Tết lên rừng chặt đót, buộc lại thành bó vác về nhà phơi. Do thương lái chỉ mua đót vừa phải, không mua đót già nên cứ sau Tết, người dân ráo riết đi hái”, anh Cảnh chia sẻ.

Anh Vũ Luẫn (ngụ xã Trà Tập) - người thu mua đót của người dân nhẩm tính, mỗi ngày thu từ 1-2 tạ đót khô, với giá 21.000 đồng/kg. Sau đó, thương lái sẽ đến điểm tập kết, thu mua chở về làm thành nhiều sản phẩm.

Anh Vũ Luẫn (ngụ xã Trà Tập) - người thu mua đót của người dân nhẩm tính, mỗi ngày thu từ 1-2 tạ đót khô, với giá 21.000 đồng/kg. Sau đó, thương lái sẽ đến điểm tập kết, thu mua chở về làm thành nhiều sản phẩm.

“Người dân kiếm từ 50-60kg đót tươi/người/ngày, trời nắng đẹp thì phơi ba ngày, cứ 3kg đót tươi sẽ thành 1kg đót khô, giá 21.000 đồng/kg”, anh Cảnh chia sẻ.

“Người dân kiếm từ 50-60kg đót tươi/người/ngày, trời nắng đẹp thì phơi ba ngày, cứ 3kg đót tươi sẽ thành 1kg đót khô, giá 21.000 đồng/kg”, anh Cảnh chia sẻ.

Sau khi thu mua đót của người dân, đót sẽ được anh Luẫn bán lại cho thương lái từ dưới xuôi. Đường đến chỗ anh Luẫn, chỉ có xe bán tải mới đến đi đến chở hàng được.

Sau khi thu mua đót của người dân, đót sẽ được anh Luẫn bán lại cho thương lái từ dưới xuôi. Đường đến chỗ anh Luẫn, chỉ có xe bán tải mới đến đi đến chở hàng được.

Cây đót có tên khoa học là Thysanolaena latifolia, nhiều vùng ở nước ta còn gọi là cây chít, là một loài thực vật có hoa. Cây đót có nguồn gốc tại Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam…

Cây đót có tên khoa học là Thysanolaena latifolia, nhiều vùng ở nước ta còn gọi là cây chít, là một loài thực vật có hoa. Cây đót có nguồn gốc tại Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam…

Cây đót rừng thuộc họ lúa, thường mọc trên vùng đất khô ở các vùng núi có độ cao từ 150-2000m ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum… Cây đót thân xốp rắn, mọc thẳng hoặc hơi xoè, cao đến 3,5m. Dọc Quốc lộ 40B, đót mọc trên các vực núi hai bên đường.

Cây đót rừng thuộc họ lúa, thường mọc trên vùng đất khô ở các vùng núi có độ cao từ 150-2000m ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum… Cây đót thân xốp rắn, mọc thẳng hoặc hơi xoè, cao đến 3,5m. Dọc Quốc lộ 40B, đót mọc trên các vực núi hai bên đường.

Đọc thêm