Cầu Long Biên (Hà Nội) bắc qua sông Hồng được khởi công năm 1899, do người Pháp thiết kế và khánh thành năm 1902. Đây được coi là một biểu tượng của Hà Nội, một chứng tích lịch sử chứng kiến những thăng trầm của Thủ đô. Hiện nơi đây cũng là điểm hẹn, chụp ảnh của rất nhiều bạn trẻ.
Cầu Long Biên (Hà Nội) bắc qua sông Hồng được khởi công năm 1899, do Pháp thiết kế và khánh thành năm 1902 |
Những năm 1980 và thời gian trước đó, cầu Long Biên chủ yếu phục vụ xe đạp, người đi bộ. Khi cầu Chương Dương quá tải, cây cầu trăm tuổi này phải cõng thêm hàng nghìn lượt xe máy mỗi ngày. Trải qua nhiều lần sửa chữa, lần gần đây nhất là vào năm 2015 với kinh phí lên tới 300 tỉ đồng, tuy nhiên, do tuổi đời 120 năm nên cây cầu này không tránh được tình trạng xuống cấp theo thời gian.
Nhiều vị trí trên bề mặt cầu xuất hiện các lỗ hổng to, vết nứt dài xé ngang mặt cầu tạo thành các ổ gà. Các khung thép, cấu trúc của cây cầu hoen gỉ theo thời gian. Dù nhiều lần được sơn sửa nhưng hệ thống lan can và thành cầu vẫn lỏng lẻo, thiếu kiên cố và hết sức nguy hiểm. Cây cầu cũng xuất hiện tình trạng rung lắc khi có các phương tiện di chuyển trên cầu.
Ở vị trí dành cho người đi bộ hai bên thành cầu Long Biên, nhiều miếng bê tông bị mục vỡ lộ cả khung thép bên trong và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.
Do tuổi đời 120 năm nên cây cầu này không tránh được tình trạng xuống cấp theo thời gian |
Một số vị trí mặt cầu Long Biên bị nứt vỡ được đơn vị quản lý cầu che chắn tạm thời bằng tấm thép lớn khiến đường đi không bằng phẳng, gồ ghề. Khi có phương tiện đi qua bản thép đã cập kênh, han gỉ sẽ tạo ra tiếng vang rất lớn.
Trừ hai chiều dành cho phương tiện xe cơ giới, ở giữa cầu Long Biên là tuyến đường sắt ngắn nhất kết nối các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn với đường sắt quốc gia đi xuyên tâm nội đô Hà Nội. Đường ray tàu hỏa trên cầu cũng đang xuống cấp nghiêm trọng, một số thanh tà vẹt gỗ không còn nguyên vẹn, bị mục ruỗng bên trong, các nút đầu dầm và dàn bị gỉ, hao mòn… mặc cho mỗi ngày vẫn có hàng chục lượt tàu hỏa qua lại trên cầu. Được biết, hiện nay tàu hỏa qua cầu phải giới hạn tốc độ xuống còn 15 km/h.
Cầu Long Biên có 8 trụ chống va đập để bảo vệ cầu khỏi tình trạng bị tàu, thuyền đâm va thì nay có một trụ mố 16A đã bị hư hỏng hoàn toàn nhưng vẫn chưa được xây mới. |
Không chỉ cấu trúc cầu xuống cấp, mà các trụ chống va đập để bảo cầu khỏi tình trạng tàu, thuyền đâm va cũng bị hư hỏng nặng. Cụ thể, cầu Long Biên có 8 trụ chống va đập để bảo vệ cầu khỏi tình trạng bị tàu, thuyền đâm va thì nay có một trụ mố 16A đã bị hư hỏng hoàn toàn nhưng vẫn chưa được xây mới.
Phía đầu lối lên cầu khu vực từ ngã ba Hàng Đậu – Yên Phụ, biển cảnh báo với dòng chữ “Cầu Long Biên yếu - các phương tiện hạn chế qua cầu để tránh ùn tắc giao thông” được gắn. Tuy nhiên, lưu lượng phương tiện trên cầu vẫn luôn đông đúc.
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cầu Long Biên đã nhiều lần được khôi phục, gia cố sửa chữa nhưng không đáp ứng được tình trạng xuống cấp. Việc duy tu, sửa chữa của đơn vị quản lý, bảo trì chỉ dừng ở bảo dưỡng định kỳ, chủ yếu với phần đường sắt như cạo gỉ sắt, sơn lại, thay thế gia cố tà vẹt, ốc vít, vệ sinh cầu...
Được biết, tính đến nay, cầu Long Biên đã quá niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Tuy nhiên, vẫn chưa có một bài toán cụ thể nào được đưa ra nhằm "cứu" cây cầu biểu tượng của Thủ đô.
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cầu Long Biên đã nhiều lần được khôi phục, gia cố sửa chữa nhưng không đáp ứng được tình trạng xuống cấp |
Việc duy tu, sửa chữa của đơn vị quản lý, bảo trì chỉ dừng ở bảo dưỡng định kỳ, chủ yếu với phần đường sắt như cạo gỉ sắt, sơn lại, thay thế gia cố tà vẹt, ốc vít, vệ sinh cầu.. |
Tính đến nay, cầu Long Biên đã quá niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định 06/2021 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng |