Bác sĩ pháp y tâm sự, nhiều người không muốn ngồi cạnh

(PLO)- Các bác sĩ pháp y của Việt Nam đã chia sẻ những câu chuyện trong quá trình làm nghề, trong đó có việc nhiều người không muốn ngồi cạnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 30-3, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện Những câu chuyện nghề pháp y nhân dịp giới thiệu bộ sách pháp y gồm: Báo cáo pháp y, Hồ sơ di cốt, Tử thi kể chuyện, Chết chưa phải là hết.

Tại đây, thầy thuốc Ưu tú Ngô Hường Dũng - Bác sĩ chuyên khoa I, Cử nhân luật, nguyên Phó viện trưởng phụ trách chuyên môn Viện Pháp y Quốc gia, Chủ tịch Hội Pháp y học Việt Nam, chia sẻ nghề pháp y là "nghề chọn người" chứ không phải người chọn nghề.

Theo ông Dũng, giống như trong tình yêu, có những cặp đôi yêu nhau trước rồi mới cưới, nhưng cũng có cặp cưới trước rồi mới yêu. Nghề pháp y cũng vậy, ban đầu ông từng rất sợ hãi, nhưng khi đã bước vào nghề, ông bắt đầu đam mê và yêu nghề. Ông chia sẻ: "Tôi ăn pháp y, ngủ pháp y", bởi để gắn bó lâu dài, phải thực sự yêu công việc mình làm.

Theo bác sĩ Dũng, pháp y Việt Nam hiện nay đã phát triển toàn diện trên ba lĩnh vực: pháp y truyền thống (giám định tử thi), giám định trên người sống và giám định trên hồ sơ.

Bác sĩ Pháp y
Bác sĩ Pháp y Trần Ngọc Sơn - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an (phải) chia sẻ câu chuyện về nghề Pháp y. Ảnh: VIẾT THỊNH

Ông cũng kể về những kinh nghiệm đáng nhớ, như vụ án phát hiện ba hài cốt trong khe núi ở A Sào, A Lưới. Những chi tiết nhỏ như lá chuối khô phủ lên hài cốt đã giúp các nhà pháp y xác định nhiều manh mối quan trọng.

Thượng tá, bác sĩ Trần Ngọc Sơn - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cũng nhấn mạnh rằng pháp y là "nghệ thuật y học phục vụ pháp luật".

Nghề này đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và khả năng quan sát nhạy bén. Ông cũng chia sẻ những khó khăn trong việc viết sách pháp y ở Việt Nam, bởi "làm là một chuyện, viết lại là chuyện khác".

Theo ông Sơn, rất nhiều vụ án ly kỳ nhưng chưa được kể ra bởi sự thiếu hụt người viết chuyên sâu.

Ông cũng cho rằng, một trong những thách thức lớn của nghề pháp y ở Việt Nam là nhận thức của xã hội. Theo ông Sơn, muốn công chúng có cái nhìn đúng đắn hơn về nghề này thì cần thay đổi quan niệm pháp y với những hình ảnh ghê rợn.

"Nhiều người không muốn ngồi gần ông pháp y"- bác sĩ Pháp y Trần Ngọc Sơn nói và mong muốn có sự thay đổi trong nhận thức, tuyên truyền về nghề nghiệp của mình.

Nhã Nam vừa giới thiệu tới bạn đọc Bộ sách Pháp y với bốn tác phẩm chất lượng từ những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hình sự - pháp y bao gồm:

- Báo cáo pháp y của Sue Black (Anh)

- Tử thi kể chuyện của Ueno Masahiko (Nhật Bản)

- Hồ sơ di cốt của Lý Diễn Thiến (Trung Quốc)

- Chết chưa phải là hết của Mary Roach (Mỹ)

Nỗi khổ của bác sĩ pháp y

Nỗi khổ của bác sĩ pháp y

Nghề pháp y lại phải học nhiều, biết nhiều nhưng thu nhập thì thấp. Bác sĩ pháp y với đồng lương "ổn định" khi mà giá cả cứ liên tục leo thang thì tiền bồi dưỡng giám định lại luôn chậm.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tập đoàn Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi ‘Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á’

Tập đoàn Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát động cuộc thi ‘Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á’

(PLO)- Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 200.000 đô la Canada, cuộc thi kêu gọi các startup, tổ chức, cá nhân… đóng góp những giải pháp về củng cố nền tảng tài chính trong dài hạn, thúc đẩy chăm sóc sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng sống qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời tại châu Á.

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ qua đời

Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ qua đời

(PLO)- Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ người có nhiều đóng góp trong việc vận động đồng bào Công giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và hoạt động từ thiện xã hội đã qua đời ở tuổi 89.

Những sơn nữ giữ rừng Trường Sơn

Những sơn nữ giữ rừng Trường SơnLENS

(PLO)- Hàng ngày, những người phụ nữ ở rừng Trường Sơn vượt suối, băng rừng đối diện với muôn vàn những khó khăn để giữ rừng được xanh tươi.

Thầy trò Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong một giờ thực hành tại trường. Ảnh: NHƯ QUỲNH

Trải thảm đỏ 'săn' giảng viên giỏi

(PLO)- Để thu hút giảng viên giỏi, nhiều trường ĐH công lập sẵn sàng thưởng ngay 100-500 triệu đồng cho ứng viên đặc biệt trúng tuyển, chi hàng chục tỉ đồng cho tiến sĩ mới làm nghiên cứu.