Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ song trùng trực thuộc

(PLO)- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ cấp tỉnh cũng như Ban Chỉ đạo Trung ương về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 2-6, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 67-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điểm đáng chú ý là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh này hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Cụ thể, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh dù do Ban Thường vụ Tỉnh/Thành ủy thành lập, và chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Trung ương trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác PCTNTC trên địa bàn.

Tính chất song trùng trực thuộc này được mô tả rõ ở Điều 14 – Quan hệ công tác. Theo đó, vị trí cao nhất, khoản 1, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Khoản 2, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc của Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.

Vai trò của Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy nằm ở khoản 3. Theo đó, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Ban Thường vụ; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Những quy định này tạo quan hệ dọc mạnh mẽ không chỉ giữa Ban Chỉ đạo Trung ương với các Ban Chỉ đạo ở 63 tỉnh thành, mà đặc biệt, tạo quan hệ “hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc” giữa Ban Nội chính Trung ương với tính chất Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, mà trực tiếp là Ban Nội chính các tỉnh, thành ủy – trong chức năng Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Ở các nội dung còn lại, Quy định 67 cho thấy sự tương đồng giữa mô hình Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với Ban Chỉ đạo Trung ương. Theo đó, Bí thư Tỉnh/Thành ủy là Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Bí thư thường trực, Trưởng ban Nội chính, Trưởng ban Tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Giám đốc Công an là Phó Trưởng ban, trong đó Trưởng ban Nội chính là Phó Trưởng ban Thường trực.

Bên cạnh Trưởng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo là chín ủy viên, gồm người đứng đầu Ban Tuyên giáo, Văn phòng Tỉnh/Thành ủy, TAND, VKSND, Quân sự, Tư pháp, Thanh tra, MTTQ và một Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh/Thành ủy.

Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cũng là cơ cấu gồm Trưởng và các Phó trưởng Ban Chỉ đạo.

Chỉ là văn bản do Ban Bí thư ban hành nhưng những nội dung chính của Quy định 67 trước đó đã được Bộ Chính trị báo cáo và Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, thống nhất ở Hội nghị Trung ương 5, hồi đầu tháng 5, khi quyết định chủ trương lập Ban Chỉ đạo PCTNTC ở tất cả các Tỉnh/Thành ủy trên cả nước.

Với tinh thần ấy, không đợi văn bản của Ban Bí thư, Hà Nội và một số địa phương đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm