Mức nhà nước hỗ trợ người đóng BHXH tự nguyện từ năm 2022

Trước đây, tôi làm việc tại một công ty và có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được hơn 10 năm. Tuy nhiên, từ cuối tháng 12-2021 tôi đã nghỉ việc và quyết định kinh doanh tại nhà.

Cho tôi hỏi, nếu tôi tham gia BHXH tự nguyện thì mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện là bao nhiêu và có khác gì so với năm 2021?

Bạn đọc Thanh Hà, TP.HCM

Bảo hiểm Xã hội TP.HCM trả lời: Theo Nghị định số 07/2021 thì từ ngày 1-1-2022, quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện và mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 cũng sẽ tăng theo.

Luật BHXH quy định mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Như vậy, từ ngày 1-1-2022, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi, như sau:

Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là: 22% x 1,5 triệu đồng = 330.000 đồng/tháng. Tăng 176.000 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện của năm 2021 (chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm này là 700.000 đồng).

Mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên.

Cụ thể, đối với người tham gia thuộc hộ nghèo  thì số tiền được hỗ trợ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng (tăng 52.800 đồng).

Người tham gia là hộ cận nghèo thì số tiền hỗ trợ tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng (tăng 44.000 đồng) và đối tượng khác số tiền được nhà nước hỗ trợ tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng (tăng 17.600 đồng).

Năm 2022, nhà nước chưa thực hiện tăng tiền lương nên lương cơ sở năm 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu của người dân sau khi áp dụng mức hỗ trợ của Nhà nước như sau:

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm