Ban Quản lý dự án ODA Cần Thơ lý giải việc hồ chống ngập bị ngập

(PLO)- Theo Ban Quản lý dự án ODA Cần Thơ sở dĩ Hồ Búng Xáng ngập là do Dự án phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng đô thị chưa hoàn thành nên nước từ ngoài tràn vào. Đến giữa năm 2024 dự án hoàn thành, cam kết Hồ Búng Xáng sẽ hết ngập.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 24-5, Thường trực HĐND TP Cần Thơ có cuộc làm hiệc với Ban QLDA ODA TP Cần Thơ về tình hình thực hiện công trình hồ Búng Xáng và rạch Phía Nam thuộc dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long - tiểu dự án thành phố Cần Thơ – Dự án 2.

Đây là công trình được người dân quan tâm và báo chí có nhiều bài viết phản ánh về một số bất cập khi công trình đưa vào sử dụng như tình trạng ngập, rác thải, hệ thống chiếu sáng, lan can an toàn… Trong khi đó mục tiêu của công trình là cải thiện vệ sinh môi trường, tăng lưu lượng dự trữ nước và góp phần cho công tác chống ngập trung tâm thành phố.

Lối đi bộ dưới lòng Hồ Bún Xáng ngập ngụa, đầy rác thải. Ảnh: HD

Lối đi bộ dưới lòng Hồ Bún Xáng ngập ngụa, đầy rác thải. Ảnh: HD

Cao độ quá thấp

Báo cáo với Thường trực HĐND TP Cần Thơ, ông Đoàn Thanh Tâm - Phó Giám đốc Ban QLDA ODA TP Cần Thơ cho biết công trình được khởi công vào giữa năm 2016 với gói thầu CT-PW-2.4. Tổng vốn đầu tư được phê duyệt là hơn 306 tỉ đồng.

Sau đó Ban đã bổ sung thêm 8 gói thầu từ việc cắt giảm gói thầu ban đầu. Đến cuối năm 2018 dự án 2 kết thúc theo Hiệp định (đã gia hạn) tín dụng nhưng chỉ có 7/9 gói thầu xây dựng kè đường giao thông, cống thoát nước thực hiện hoàn thành.

Hai gói thầu thầu không hoàn thành là gói thi công công viên cây xanh, di dời điện, điện chiếu sáng và hệ thống cấp nước hên bên kè. Trong đó thì công dang dỡ đoạn 240m dài, khoảng 416m dài đường giao thông, hạng mục điện chiếu sáng quanh hồ chưa thực hiện.

Ông Đoàn Thanh Tâm - Phó Giám đốc Ban QLDA ODA TP Cần Thơ

Ông Đoàn Thanh Tâm - Phó Giám đốc Ban QLDA ODA TP Cần Thơ

Theo ông Tâm, công trình hồ Búng Xáng thuộc khu vực trũng, địa chất yếu nên quá trình triển khai thực hiện, công trình phải điều chỉnh thiết kế phù hợp với điều kiện thi công thực tế. Do đó đã làm chậm trễ, kéo dài thời gian thực hiện, cũng như làm phát sinh tăng chi phí thực hiện của gói thầu,

Bên cạnh đó công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, kéo dài; giải phóng mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công nhiều đợt, không đồng bộ, không liền tuyến nên ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức thi công và biện pháp thi công công trình.

Ông Nguyễn Văn Dũng – Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Cần Thơ truy vấn “Cao độ trung bình của thành phố là 2 tại sao thiết kế cao độ của Hồ Bún Xáng chỉ 1,65m thấp hơn mực nước lũ để bây giờ nước ngập hết lối đi bộ, rác ngập ngụa. Thiết kế quá tệ, ai là người thiết kế và ai duyệt thiết kế, trách nhiệm ra sao”.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng yêu cầu Ban QLDA ODA giải thích tại sao tại chia nhỏ gói thầu; dự án có 9 gói thầu nhưng có đến 15 nhà thầu, có gói có đến 3 nhà thầu cùng thực cùng một công việc, công tác quản lý ra sao?

Giải trình về các vấn đề trên, ông Tâm thừa nhận về thiết kế lối đi bộ dọc bờ kè ở hai bên bờ với cao độ +1.65m là khá thấp so với mực thủy triều trong mùa mưa lũ đặc thù ở khu vực vùng ĐBSCL.

Đến giữa năm 2024 hết ngập?

Thiết kế dự án công trình Hồ Búng Xáng là năm 2015, thời điểm này Dự án phát triển TP cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng đô thị (Dự án 3) cũng bắt đầu vào giai đoạn xin chủ trương đầu tư.

“Mục tiêu của Dự án 3 là kiểm soát nước và chống ngập khu nội ô trung tâm đô thị thành phố với diện tích là 2.675ha. Tức là các công trình cứng của Dự án 3 bao gồm hệ thống kè, cống trên tuyến, đường Cách Mạng Tháng 8, các công trình này kết nối mang tính liên hoàn chống chịu, ngăn nước bên ngoài vào. Sở dĩ Hồ Búng Xáng đang ngập, mất vệ sinh môi trường là do các công trình Dự án 3 chưa hoàn thành, đặc biệt là các cống trên tuyến, như cống Cái Khế nước bên ngoài còn vào trong thì đương nhiên sẽ ngập.

Khi Dự án 3 hoàn thành (dự kiến tháng 6-2024), lúc đó thành phố chúng ta sẽ kiểm soát mực nước ổn định cao trình nước là 1,5 không làm ngập các hạ tầng, công trình thiết yếu ở trong khu đô thị thì bảo đảm Hồ Búng Xáng cũng không ngập nữa, đây cũng là mục tiêu của các thành phố” – ông Tâm cam kết.

Công trình Hồ Búng Xáng có vai trò cải thiện vệ sinh môi trường, tăng lưu lượng dự trữ nước và góp phần cho công tác chống ngập trung tâm thành phố.

Công trình Hồ Búng Xáng có vai trò cải thiện vệ sinh môi trường, tăng lưu lượng dự trữ nước và góp phần cho công tác chống ngập trung tâm thành phố.

Nhưng hiện lối đi bộ dọc bờ kè hai bên bờ hồ thường xuyên bị ngập nước, gây ùn ứ cỏ rác làm mất vệ sinh và mất mỹ quan.

Nhưng hiện lối đi bộ dọc bờ kè hai bên bờ hồ thường xuyên bị ngập nước, gây ùn ứ cỏ rác làm mất vệ sinh và mất mỹ quan.

Đối với phần khối lượng xây lắp chưa hoàn thành của công trình Ban đã bổ sung phân khối lượng xây lắp chưa hoàn thành của hồ Búng Xáng đưa vào Dự án 3 để tiếp tục thực hiện xây dựng hoàn thiện đồng bộ công trình theo chủ trương chấp thuận của lãnh đạo thành phố và Ngân hàng Thế giới.

Còn vấn đề chia nhỏ gói thầu, ông Tâm giải thích do giữa năm 2017 tiến độ thi công dự án đã chậm so với thời hạn của Hiệp định đã ký. Để tăng cường tiến độ, cũng như tăng các mũi thi công thì lãnh đạo Ban đã xin chủ trương của UBND TP cho chia gói thầu ban đầu thàng 9 gói thầu nhỏ nhằm tăng cường nhà thầu thi công đẩm bảo thời hạn theo Hiệp định gia hạn đến cuối năm 2018.

Sẽ theo dõi cam kết của Ban quản lý dự án

Tổng kết, chỉ đạo tại cuộc họp ông Nguyễn Xuân Hải - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Cần Thơ cho biết ghi nhận và theo dõi cam kết của lãnh đạo Ban QLDA ODA.

Ông Nguyễn Xuân Hải - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Cần Thơ

Ông Nguyễn Xuân Hải - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Cần Thơ

"Khi thiết kế thì tương lai viễn cảnh đẹp lắm, như mơ, nào là đua thuyền, lối đi bộ ngắm cảnh... nhưng thức tế vậy thì làm sao thuyết phục được người dân. Thật sự bây giờ ra Hồ Búng Xáng thấy hiện trạng là không chấp nhận được. Rất tệ khi thiết kế lối đi bộ dưới lòng hồ, nước thấp thì ngồi câu cá cũng không được bao nhiêu, nước cao thì ngập không đi được, ùn ứ cỏ rác. Bây giờ công trình giao lại cho quận Ninh Kiều quản lý thì các cũng lưu ý về vấn đề vệ sinh môi trường cảnh quan tại hồ” - ông Hải đánh giá.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm