Bến Tre: Đầu tư hồ chứa 38.000 m3 nước ngọt phục vụ người dân mùa hạn mặn

(PLO)- Công trình cải tạo hồ chứa nước ngọt có sức chứa 38.000 m3 nước ngọt phục vụ người dân khu vực TP Bến Tre trong mùa hạn mặn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Công trình cải tạo hồ chứa nước ngọt xã Nhơn Thạnh, TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre được khởi công xây dựng vào tháng 5-2021, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TP. Bến Tre làm chủ đầu tư.

Hồ nước ngọt được cải tạo có sức chứa 38.000 m3 nước nhằm cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân khu vực TP Bến Tre trong mùa hạn mặn. Công trình gồm các hạng mục: Cải tạo hồ nước hiện hữu có diện tích 11.700 m2 ; Nạo vét lòng hồ chứa tới cao độ -2 m, xây dựng hàng rào bao quanh hồ…

Hồ chứa nước ngọt tại TP Bến Tre đang được xây dựng. Ảnh: ĐH

Hồ chứa nước ngọt tại TP Bến Tre đang được xây dựng. Ảnh: ĐH

Cùng đó, xây dựng mới cống xả nước bằng bê-tông cốt thép, tường đầu, tường cánh bằng bê-tông cốt thép; Lắp đặt cửa cống xả nước kết hợp thiết bị vận hành đóng mở cửa cống. Tổng mức đầu tư công trình gần 5 tỉ đồng, từ nguồn thu tiền sử dụng đất TP Bến Tre.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TP Bến Tre cho biết, hiện nay tiến độ công trình đạt trên 95%, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 7-2022.

Bến Tre là một trong những tỉnh ven biển của ĐBSCL chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu. Vào mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Đây là hồ chứa nước ngọt có quy mô lớn thứ hai tại tỉnh Bến Tre đã được đầu tư xây dựng. Trước đó, vào tháng 8-2019, tỉnh Bến Tre cũng đã đưa vào sử dụng dự án hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp, huyện Ba Tri.

Công trình có sức chứa 38.000 m3 nước ngọt. Ảnh: ĐH

Công trình có sức chứa 38.000 m3 nước ngọt. Ảnh: ĐH

Quy mô hồ chứa nước ngọt ở Ba Tri - hồ đầu tiên của tỉnh Bến Tre, với quy mô 60 ha, sức chứa gần 1 triệu m3, tổng vốn đầu tư trên 85 tỉ đồng.

Dự án đã góp phần đáp ứng được nhu cầu nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh người dân trong vùng trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm