Bệnh mùa mưa: Chuyện cũ, nỗi lo mới

Bệnh mùa mưa: Chuyện cũ, nỗi lo mới ảnh 1
Cách tốt nhất để phòng bệnh mùa mưa là hãy rửa tay, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày bằng nước rửa tay, sữa tắm diệt khuẩn
Lo ngại bệnh mới tấn côngBệnh viện Nhiệt đới TP.HCM vừa tiếp nhận điều trị hai bệnh nhân nhiễm xoắn khuẩn Leptospira. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong. Xoắn khuẩn này bám vào da, men theo vết trầy xước vào cơ thể rồi tấn công “lục phủ ngũ tạng”. Các bác sĩ cũng cảnh báo do xoắn khuẩn Leptospira có thể xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông nên mầm bệnh càng dễ lây lan, đặc biệt khi mùa mưa lũ đang đến và hiện tượng triều cường bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, đến hẹn lại lên, đây là thời điểm lý tưởng cho vi khuẩn E.Coli, Campylobacter gây tiêu chảy sinh sôi. Bên cạnh đó, vi khuẩn Salmonella, thủ phạm gây ra bệnh thương hàn, cũng bắt đầu “rục rịch” hoạt động mạnh. Chưa dừng lại đó, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm kết mạc, đau mắt cũng sẽ được dịp bùng phát dữ dội, nhất là trong mùa tựu trường. Viện Pasteur TP.HCM cho biết, tính đến cuối tháng 7.2013, một số bệnh truyền nhiễm phổ biến tại khu vực phía nam có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012; tuy nhiên, bước vào cao điểm mùa mưa, một số bệnh có thể bùng phát trở lại, trong đó đáng lưu ý là bệnh tay chân miệng.
Cẩn trọng với trẻ nhỏ
Bệnh nhiễm khuẩn mùa mưa không từ một ai, đặc biệt trẻ nhỏ với sức đề kháng kém là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Nếu trẻ chẳng may mắc bệnh tả, tình trạng nặng và mất nước nghiêm trọng thì trẻ có thể tử vong trong vài giờ. Theo WHO, hằng năm, ước tính có tới 1,3 tỉ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Thậm chí, nhiều bệnh vốn được cho là “xoàng xĩnh” như cúm, nếu điều trị không đúng có thể gây biến chứng, chuyển sang viêm phổi, viêm hô hấp cấp. Hay như viêm da, ghẻ lở, nước ăn tay chân đều là những bệnh phổ biến trong mùa mưa. Nếu cha mẹ lơ là mà trẻ lại thường xuyên gãi, dẫn đến trầy xước thì nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như Leptospira cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Sở dĩ, bệnh nhiễm khuẩn thường phổ biến ở các nước đang phát triển trong khu vực châu Á và châu Phi, trong đó có Việt Nam, là do ý thức vệ sinh của người dân khá kém, không chỉ là vệ sinh môi trường sống mà còn là vệ sinh cá nhân. Bởi trước khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bám trên da. Loại trừ lớp vi khuẩn này từ đầu có thể ngăn ngừa đến 90% nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, cách tốt nhất là hãy rửa tay, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày bằng nước rửa tay, sữa tắm diệt khuẩn. Bên cạnh đó, cần chú ý ăn chín uống sôi, rửa các loại rau thật cẩn thận để ngăn vi khuẩn từ nguồn nước ô nhiễm bám vào.

Nghiên cứu về bệnh nhiễm khuẩn ở Indonesia của Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London cho thấy chi phí hằng năm để điều trị những bệnh này lên đến 3,5 tỉ USD. Trong đó, trẻ mất trung bình 8 ngày nghỉ học/năm do bệnh. Theo nghiên cứu, chỉ có 2 trong tổng số 204 người được khảo sát là có rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Ở Việt Nam, con số này có lẽ cũng không khả quan hơn. Do đó, mỗi người phải có ý thức bảo vệ mình khỏi các loại bệnh bằng cách rửa tay, tắm rửa bằng sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn.


Theo Trúc Linh (TN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm