Bệnh thận mạn giai đoạn cuối không cần đến bệnh viện chạy thận

Trong 2 ngày 20 và 21-5, BV Chợ Rẫy TP.HCM đã phối hợp với Công ty Baxter Healthcare tổ chức hội nghị “Triển khai thực hành lâm sàng và hoạch định phát triển về lọc màng bụng sớm tại Việt Nam”.

Chương trình đã cập nhật hướng dẫn điều trị và ưu điểm của phương pháp lọc màng bụng sớm đối với bệnh nhân bị bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC). Theo đó, BTMGĐC là vấn đề của sức khỏe toàn cầu. Nhiều nghiên cứu tại Mỹ, châu Âu, châu Á cho thấy có khoảng 9-13% dân số thế giới mắc BTMGĐC. Hầu hết những bệnh nhân này sớm hay muộn cũng tiến triển đến BTMGĐC và cần phải điều trị thay thế bằng ghép thận hoặc lọc máu bằng phương pháp lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo.

Hội nghị chia sẻ về phương pháp lọc màng bụng tại nhà. Ảnh: HL

Trong đó, ghép thận là giải pháp tối ưu dành cho các bệnh nhân nói trên. Tuy nhiên, với nguồn thận hiến hiện vẫn còn quá ít so với nhu cầu thì hai phương pháp chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng thường được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân suy thận mạn.

Đặc biệt, phương pháp lọc màng bụng sớm với nhiều ưu điểm được xem là lựa chọn ưu tiên trong các giải pháp điều trị, mục đích là nâng cao chất lượng sống ở bệnh nhân bị BTMGĐC có chỉ định lọc màng bụng. Đây là phương pháp sử dụng màng bụng của người bệnh làm màng lọc thay thế cho thận suy để lọc các chất chuyển hoá, nước, điện giải ra khỏi cơ thể người bệnh, giúp cân bằng nội môi.

Phương pháp lọc màng bụng thực hiện được dễ dàng tại nhà. Ảnh: Internet

Với kỹ thuật này, người bệnh có thể tự thay dịch hằng ngày tại nhà mà không cần đến bệnh viện chạy thận nhân tạo sau khi được huấn luyện thành thạo. Hằng ngày, bệnh nhân thay dịch bốn lần, mỗi lần từ 20-30 phút. Lịch trình lọc có thể điều chỉnh phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày, không bị tiêm chích, phù hợp với từ người trẻ đang đi học đến người già.

Ngoài ra, phương pháp còn có ưu điểm bảo tồn thận tốt, lọc máu tốt, ít thiếu máu và thiếu sắt. Chế độ dinh dưỡng ít bị hạn chế hơn so với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, không phải sử dụng thuốc chống đông thường xuyên làm hạn chế nguy cơ đột quỵ, xuất huyết tiêu hóa...

Kỹ thuật này đã được chi trả bảo hiểm y tế và dự kiến sẽ được áp dụng phổ biến tại 40 trung tâm lọc màng bụng trên toàn quốc. Hội nghị đã thu hút hơn 200 bác sĩ và nhân viên y tế trong lĩnh vực thận học của phía Nam.

Chị gái sống nhờ quả thận người em trai
Chị gái sống nhờ quả thận người em trai
(PLO)- “Được sự hỗ trợ chuyên môn của bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, BV Đa khoa Xuyên Á TP.HCM vừa thực hiện thành công ca ghép thận cho một phụ nữ trẻ tuổi. Người cho thận là em trai ruột của chị này”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm