Bệnh viện tuyến tỉnh sẽ có khoa bệnh phổi nghề nghiệp

PGS-TS Khương Văn Duy, Trưởng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp - BV Phổi Trung ương, cho biết trong số 30 bệnh ngề nghiệp được đưa vào danh mục thanh toán BHYT, bệnh bụi phổi là bệnh phổ biến nhất (chiếm tới 74% số ca).

Có tám loại bệnh phổi, phế quản nghề nghiệp hiện nay là: bệnh phổi silic, bệnh phổi amiang, bệnh phổi bông, bệnh phổi than, bệnh bụi phổi talc, bệnh viêm phế quản mãn tính, bệnh hen nghề nghiệp và bệnh lao nghề nghiệp.

Ước tính mỗi năm cả nước ghi nhận hơn 28.000 trường hợp mắc bệnh phổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, công tác chẩn đoán và điều trị bệnh phổi nghề nghiệp hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do Việt Nam chưa có một cơ sở y tế chuyên sâu nào đáp ứng đủ yêu cầu điều trị cho người mắc bệnh phổi nghề nghiệp. Bệnh nhân phải tạm trú tại các khoa, phòng liên quan đến hô hấp và bệnh phổi ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và quá trình phục hồi sức khỏe.

Bệnh viện tuyến tỉnh sẽ có khoa bệnh phổi nghề nghiệp ảnh 1

Cơ sở khám chữa bệnh phổi nghề nghiệp còn hạn chế. Ảnh minh họa

Hiện nay trên cả nước chỉ có duy nhất khoa bệnh phổi nghề nghiệp, BV Phổi Trung ương là cơ sở y tế nào thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán, điều trị cho những người mắc bệnh phổi nghề nghiệp.

“Các bệnh nghề nghiệp liên quan tới phổi, bụi phổi và phế quản cần được chú ý ngay từ khâu dự phòng, khám và điều trị, đặc biệt là các yếu tố liên quan để giảm thiểu tác hại của bệnh. Vì vậy, việc thành lập đơn vị chăm sóc phổi và phế quản cho viên chức và người lao động là cần thiết trong giai đoạn hiện nay” – ông Duy nói.

Ông Duy cho biết thời gian tới BV Phổi Trung ương sẽ hỗ trợ hình thành mạng lưới chuyên sâu, dựa trên mạng lưới phòng chống lao và bệnh phổi tại BV Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), BV chuyên khoa các tỉnh, ngành và trạm y tế các doanh nghiệp. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có ít nhất 45 BV lao và bệnh phổi tuyến tỉnh và các ngành có khoa bệnh phổi nghề nghiệp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm