Bệnh zona dễ nhầm lẫn với bệnh nào?

Những tổn thương mụn nước trên nền da rát đỏ của bệnh zona có thể nhầm lẫn với thủy đậu hoặc viêm da kích ứng do kiến ba khoang.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phân biệt bệnh zona và các bệnh ngoài da khác

Bệnh zona và thủy đậu cùng do một loại virus gây ra. Tuy nhiên, bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện mụn nước toàn thân. Trước tiên là ở vùng đầu, vùng mặt sau đó sẽ lan xuống người. Trong khi đó bệnh zona xuất hiện các tổn thương chỉ ở một bên người.

Những dấu hiệu của bệnh zona dễ nhầm lẫn với viêm da kích ứng do kiến ba khoang. Việc điều trị của 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau. Vì vậy khi bệnh nhân tự ý mua thuốc không có thăm khám và chỉ định của bác sĩ rất dễ dẫn đến nhầm lẫn trong điều trị.

Người mắc bệnh zona tuyệt đối không nên đắp thuốc lá hay dùng các phương pháp dân gian để chữa bệnh.
Người mắc bệnh zona tuyệt đối không nên đắp thuốc lá hay dùng các phương pháp dân gian để chữa bệnh.

Vì sao mắc zona?

Bệnh zona do loại virus có tên Varicella-Zoster gây ra. Đây không phải bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ lây lan rất thấp. Bệnh zona là bệnh do nhiễm khuẩn. Khi thời tiết thay đổi, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh do virus phát triển. Như thời điểm giao mùa từ xuân sang hè, lúc này các ca mắc zona cũng tăng lên.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh zona

Khi mắc bệnh zona, người bệnh thường có dấu hiệu đau mỏi. Sau một ngày sẽ xuất hiện rát đỏ. Trên nền da rát đỏ sẽ có mụn nước, bọng nước. Thường bọng nước chỉ xuất hiện ở 1 bên của của cơ thể (một bên của cơ thể so với đường giữa, không xuất hiện ở 2 bên).

Bệnh zona có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp bệnh nhẹ có thể không cần điều trị và bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh zona nếu không điều trị đúng cách có thể có một số biến chứng như:

Biến chứng ngoài da

Biến chứng bên trong như zona ở vùng đầu và cổ có thể gây hội chứng màng não. Một số trường hợp bệnh nhân tự điều trị bằng các loại thuốc lá có thể để lại biện chứng loét lâu lành và các tổn thương thần kinh cũng sẽ lâu lành hơn. Thậm chí có những trường hợp có thể để lại sẹo thần kinh sau khi mắc bệnh và bệnh nhân có thể bị đau cả đời.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Khi bệnh nhân được thăm khám sớm có thể sử dụng các thuốc kháng virus khiến bệnh nhanh hồi phục, đồng thời phòng ngừa được các biến chứng. Bệnh nhân không nên tự điều trị bằng các loại thuốc lá hoặc nhai đỗ xanh đắp lên da… sẽ làm tổn thương da nặng hơn.

Bệnh nhân mắc zona có nên tắm hay không?

Bị zona có nên tắm hay không? Bệnh nhân mắc zona có thể tắm, vệ sinh bình thường hàng ngày. Những vùng tổn thương có thể sử dụng nước muối, không nhất thiết phải sát trùng thường xuyên. Sau đó có thể dùng các kem bôi được chỉ định để bôi lên vết thương.

Nếu các tổn thương bọng nước bị vỡ ra, bệnh nhân sẽ phải dùng một số thuốc sát trùng để tránh bội nhiễm hoặc các tổn thương loét.

Bệnh zona có dễ tái phát không?

Tỷ lệ tái phát của bệnh zona rất ít, dưới 1%. Trong cuộc đời mỗi người có thể bị 1 lần mắc zona, tuy nhiên có những người cả đời không mắc zona lần nào. Một vài trường hợp có tái phát bệnh zona nhưng hiếm gặp. Trường hợp tái phát zona hay gặp ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc người già.

BSCKII Hoàng Thị Phượng - Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày – Bệnh viện Da liễu Trung ương

Theo Sức khỏe và Đời sống

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm