Như vậy, nếu người dân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện huyện của tỉnh này mà đi khám ở bệnh viện huyện tỉnh kia thì có được giải quyết BHYT không? Ngoài ra, nếu người dân đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến tỉnh thì khi đi khám ở tuyến huyện có được giải quyết BHYT đúng tuyến?
Bạn đọc Thảo An (Quận 2, TP.HCM)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM trả lời: Trường hợp người bệnh có thẻ BHYT đăng ký tại các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tại bệnh viện tuyến huyện của tỉnh khác đều được hưởng BHYT như trường hợp đúng tuyến khi tự đi khám chữa bệnh ở tất cả bệnh viện tuyến huyện trên các nước.
Nội dung nói trên được nêu rõ tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT và khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018.
Tuy nhiên, khi các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận bệnh chuyển tuyến đến các cơ sở khám chữa bệnh khác thì quỹ BHYT sẽ thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT.
Việc thanh toán đối với trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1-1-2015 đến ngày 31-12- 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1-1-2021 trong phạm vi cả nước.
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1-1-2015 đến ngày 31-12- 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1-1-2016.