Bị cáo từ chối luật sư tòa chỉ định, kêu oan bất thành

(PLO)- HĐXX nhận thấy những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án đã có dấu hiệu về hành vi giúp sức cho bốn bị cáo thực hiện việc buôn lậu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 12-4, TAND TP.HCM sau một ngày xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Lê Văn Thiện (sinh năm 1987) 13 năm tù về tội buôn lậu. Tổng hợp với bản án 12 năm tù trước đó, bị cáo Thiện phải thi hành chung là 25 năm tù.

Các đồng phạm Đặng Thị Hà ( sinh năm 1969) bị phạt tám năm tù; Lê Văn Quý ( sinh năm 1990) bốn năm tù; Cao Hải Long ( sinh năm 1985) bảy năm tù.

Đáng chú ý HĐXX nhận thấy những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án đã có dấu hiệu về hành vi giúp sức cho bốn bị cáo thực hiện việc buôn lậu.

Do giới hạn về thẩm quyền xét xử của cấp sơ thẩm, HĐXX kiến nghị tòa cấp cao xem xét vai trò trách nhiệm của từng người.

Các bị cáo trong giờ tòa nghị án. Ảnh: HOÀNG YẾN
Các bị cáo trong giờ tòa nghị án. Ảnh: HOÀNG YẾN

Trước đó trong phần thủ tục, bị cáo từ chối luật sư do tòa án chỉ định. Vì trong 2 phiên toà trước hoãn, các luật sư do bị cáo mời vắng mặt.

Khi xét hỏi, bị cáo Long không thừa nhận hành vi phạm tội. Bị cáo này khai không biết và cũng không giao dịch với Thiện. Bị cáo này còn cho rằng mình bị Thiện vu khống. Long giãy bày bị cáo bị lợi dụng cái email giống như bị mượn cái áo. Bị cáo không tham gia gì cả và bị oan.

Hồ sơ thể hiện Thiện thành lập công ty Me.tal để mua bán kim loại phế liệu với doanh nghiệp và cá nhân ở thị trường nội địa. Muốn xuất khẩu, bán phế liệu thu mua trong nước sang nước ngoài, Thiện thành lập thêm ba công ty là Trung Văn, Hoàng Tấn Phát và Tiến Tiến Phát.

Trong đó, Công ty Trung Văn và Công ty Hoàng Tấn Phát chuyên thực hiện bán kim loại phế liệu cho doanh nghiệp nước ngoài. Thiện điều hành nên biết rõ thuế xuất nhập khẩu đối với kim loại đồng, nhôm phế liệu là 22%, nhôm thỏi là 15%.

Để trốn thuế xuất khẩu, Thiện sử dụng pháp nhân Công ty Tiến Tiến Phát mở tờ khai hải quan và thuê 10 doanh nghiệp khác làm dịch vụ xuất khẩu hàng hóa cho hai công ty còn lại. Giai đoạn 2014-2016, những doanh nghiệp này đều sử dụng khai báo hàng hóa xuất khẩu là loại hàng hóa có thuế suất 0%. Hoặc Thiện cùng đồng bọn khai báo loại hàng hóa có thuế suất thấp hơn, khai giảm số lượ̣ng hàng thực chất.

Từ đó, Thiện xuất khẩu hơn 1.773 tấn đồng phế liệu, nhôm phế liệu, nhôm thỏi và bột oxit-kẽm; có tổng giá trị gần 111,5 tỉ đồng. Băng nhóm này trốn thuế xuất khẩu với tổng số tiền lên đến hơn 23,1 tỉ đồng. Thiện thuê công ty do Hà làm chủ, nhận làm dịch vụ xuất khẩu đồng, nhôm phế liệu. Hà chỉ đạo Quý nhân viên mở tờ khai hải quan khai báo xuất khẩu 31 container hàng hóa có thuế suất xuất khẩu 0% (nhựa phế liệu, vải vụn, tượng gỗ…).

Hà cùng thuộc cấp giúp Thiện buôn lậu hơn 630 tấn đồng phế liệu, nhôm phế liệu và nhôm thỏi có tổng giá trị hơn 55,6 tỉ đồng. Phi vụ này giúp Thiện và đồng phạm “bỏ túi” hơn 12 tỉ đồng tiền trốn thuế xuất khẩu. Không những vậy, Hà còn thông qua một người tên Kiên (không rõ lai lịch) sử dụng pháp nhân doanh nghiệp mở tờ khai hải quan rồi khai báo giam dối về việc xuất khẩu hàng ngàn tấn đồng phế liệu, nhôm phế liệu cũng như nhôm thỏi.

Với thủ đoạn đó, Hà giúp Thiện trốn thuế thành công hơn 12,2 tỉ đồng. Tương tự, Long cũng nhận làm dịch vụ xuất khẩu. Long đã chỉ đạo cấp dưới mở tờ khai, khai báo gian dối về mặt hàng xuất khẩu giúp Thiện trốn thuế thành công khoảng 1 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm