Bộ GD&ĐT: 3 nguyên nhân khiến điểm chuẩn năm 2021 tăng “khủng”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 17-9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã có buổi trao đổi với báo chí xung quanh việc điểm chuẩn một số khối, ngành năm nay được đánh giá là tăng "khủng".

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, năm học 2020-2021 là một năm học đặc biệt, vì thế mùa tuyển sinh năm nay tổ chức trong tình hình dịch bệnh, chia làm 2 đợt thi cũng gặp nhiều khó khăn.

Năm nay, các trường tổ chức nhiều thể loại xét tuyển khác nhau, quá trình xét tuyển, lọc ảo đều diễn ra trơn tru.

Xét tình hình chung, các trường năm nay tổ chức tuyển sinh có kết quả khá tốt so với năm 2020, các phân tích số thí sinh tuyển được trên các chỉ tiêu có những tiến bộ đáng kể. Qua công bố điểm chuẩn, một số trường ĐH, CĐ có nhóm ngành, khối ngành điểm tăng cao, thậm chí 5,6 điểm so với những năm trước. Lý giải về vấn đề này, đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng có 3 nguyên nhân chính:

Thứ nhất: do số thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng 11%, tăng từ 900.000 lên 1.020.000 thí sinh. Đặc biệt thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH,CĐ tăng gần 24%.

Theo thứ trưởng Hoàng Minh Sơn có thể một phần do dịch bệnh các em không thể du học nước ngoài hoặc xu hướng chọn ngành, chọn nghề dẫn đến số thí sinh tăng lên, điều này làm cho điểm chuẩn ở một số trường tăng vọt, trong khi các trường top trên thì điểm chuẩn có tăng nhưng không tăng nhiều lắm.

“Các trường tốp trên điểm chuẩn tăng không nhiều lắm, chỉ tiêu không tăng, số thí sinh còn lại vào các trường tốp giữa tăng vọt. Khi tỉ lệ số thí sinh đăng ký trên số chỉ tiêu tăng hẳn như thế thì chuyện tăng điểm chuẩn là bình thường” – thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói.

Thứ 2 là do xu hướng chọn ngành, thời điểm này thí sinh suy nghĩ rất kỹ cho việc chọn ngành. Hầu hết thí sinh tập trung vào các nhóm ngành, khối ngành như kỹ thuật công nghệ, giáo dục và đào tạo giáo viên cũng tăng, sau đó mới nhóm ngành kinh tế, kinh doanh, xã hội nhân văn.

Thứ ba, qua phân tích phổ điểm thi, kết quả môn tiếng Anh cải thiện hơn 2020, điều này góp phần vào việc chọn nhóm ngành liên quan đến nhóm này.

Tỉ lệ tuyển sinh/chỉ tiêu cao hơn hẳn so với năm 2020 ở tất cả các ngành.

Số mã ngành tuyển sinh đạt từ 70% chỉ tiêu trở lên đạt trên 75%, tăng 9% so với 2020.

Số ngành tuyển dưới 50% là 18%, giảm 9% so với 2020

Điểm chuẩn: Các trường tốp trên tiếp tục có điểm chuẩn các ngành ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi các trường tốp giữa có nhiều ngành bứt phá mạnh.

Số ngành tăng từ 5 điểm trở lên (265): Riêng khối kỹ thuật - công nghệ (70) và sư phạm (64) đã chiếm tới 50%, sau đó tới khối kinh doanh & quản lý (42), xã hội nhân văn (32), pháp luật (10).

Số ngành giữ nguyên hoặc tăng/giảm tới 3 điểm chiếm 86% (trong 3.259 mã ngành); Số ngành tăng từ 5 điểm trở lên là 8%, trong đó tăng từ 9-11 điểm là 30 ngành, chưa tới 1%. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm