Bộ Y tế bày cách trị rắn lục đuôi đỏ rắn

Theo đó, bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới các khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc. Các bệnh nhân có chảy máu hoặc có xét nghiệm đông máu dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục và/hoặc truyền máu và các chế phẩm máu.

Khi phát hiện người bị rắn độc cắn cần sơ cứu bằng cách trấn an và giảm lo lắng cho bệnh nhân; rửa sạch vết thương; cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề; băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi hoặc garô tĩnh mạch, không garô động mạch; không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chi bị cắn bằng nẹp.

Đặc biệt, không chích rạch tại vết cắn. Ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc. Nếu đau nhiều: giảm đau bằng paracetamol uống. Nếu tụt huyết áp, đe dọa sốc do mất máu hoặc phản vệ đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (đặt ở chi khác chi bị cắn) để truyền dịch. Phải chuyển nạn nhân đến bệnh viện ngay không được để mất quá nhiều thời gian tìm thầy lang thuốc lá.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo… ở sân trước nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có thể và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn.

Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mắc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn.

Như Pháp luật TP.HCMphản ánh, thời gian qua nhiều tỉnh, thành bùng phát rắn lục đuôi đỏ. Hàng trăm người bị rắn lục đuôi đỏ tấn công phải nhập viện điều trị. Một số đã tử vong do cấp cứu muộn, xử trí không đúng phương pháp. 

HUY HÀ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm