Bộ Y tế làm gì khi bệnh viện thiếu thuốc giải độc?

(PLO)- Thuốc giải độc là các thuốc quan trọng nhưng thường rất hiếm, nhu cầu sử dụng rất ít, không sẵn nguồn cung ứng trên thế giới.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Liên quan đến vấn đề thiếu một số thuốc giải độc tại một số bệnh viện, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai, cho biết tình trạng thiếu một số thuốc giải độc thuộc danh mục thuốc hiếm không chỉ diễn ra tại BV Bạch Mai mà ở nhiều BV khác.

Theo ông Cơ, thuốc giải độc là các thuốc đặc biệt, hiếm, các doanh nghiệp không muốn nhập về vì lợi nhuận thấp. Chưa kể thuốc có hạn sử dụng, nhiều khi cả năm không có bệnh nhân nào liên quan cần để sử dụng thuốc giải độc, có khi vài năm mới gặp một vụ ngộ độc hiếm cần đến thuốc nên các BV không thể dự trữ được.

Vì vậy, khi có ca bệnh cấp cứu phải dùng thuốc hiếm sẽ rất khó. Đơn cử, vụ hàng loạt bệnh nhân ngộ độc pate chay năm 2020, Việt Nam không có sẵn thuốc giải độc, phải nhờ đến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ thuốc.

Bệnh nhân nằm tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: Dương Hải

Bệnh nhân nằm tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai. Ảnh: Dương Hải

Hện BV Bạch Mai đã giao cho các chuyên gia đầu ngành thống kê lại nhu cầu thuốc hiếm, thuốc giải độc, đồng thời có văn bản kiến nghị Bộ Y tế, đề xuất thành lập kho dự trữ các thuốc hiếm. Kho có thể đặt ở một trong số BV có đơn vị điều trị chống độc ở 3 miền để sẵn sàng điều phối khi cần.

Thông tin thêm về tình trạng thiếu thuốc giải độc được báo chí phản ánh mới đây, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cho biết các thuốc giải độc là các thuốc quan trọng nhưng thường rất hiếm, nhu cầu sử dụng rất ít và chỉ sử dụng theo chỉ định đặc biệt ở một số cơ sở y tế. Thuốc cũng không sẵn nguồn cung ứng trên thế giới.

Cục Quản lý Dược đã hướng dẫn BV Bạch Mai thực hiện việc xác định nhu cầu, liên hệ với các cơ sở nhập khẩu để lập đơn hàng nhập khẩu. Khi nhận được đơn hàng nhập khẩu thuốc cho nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám chữa bệnh, Cục Quản lý dược luôn ưu tiên giải quyết.

Trước đó, báo chí thông tin về tình trạng bệnh nhi TQT (Bắc Ninh) vì rắn cạp nia cắn nhưng vẫn trong tình trạng hôn mê, liệt rất nặng.

Theo các bác sĩ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, vì thiếu thuốc giải độc nên với những bệnh nhi bị rắn độc cắn như thế này, có thể phải thở máy từ 2 tuần đến 1 tháng. Nếu có thuốc thì chỉ cần 2-3 ngày bệnh nhân có thể ra viện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm