Bây giờ cái sân đấy lại bị bóp tiếp xuống còn U-22 và rõ ràng bóng đá SEA Games đang ngày càng mất giá.
Lứa cầu thủ trẻ của bầu Đức sẽ là nòng cốt ở SEA Games 22.
Dù SEA Games chỉ là đại hội các môn thể thao của một khu vực nhưng cũng cần khẳng định chất lượng của nó để thu hút người xem. Bóng đá SEA Games là môn thể thao thu hút người theo dõi nhiều nhất, thế nhưng bỗng nhiên bị bóp chết bởi cái gọi là “chiến lược”. Còn nhớ SEA Games 21-2001 tại Malaysia, những nhà tổ chức nói để phát triển bóng đá trẻ nhưng thực chất thì AFF và Hội đồng Olympic Đông Nam Á đã “bắt tay” nhau hạ tuổi bóng đá SEA Games để nâng giá AFF Cup khi ấy do Tiger tài trợ trở thành giải đấu hàng đầu Đông Nam Á khi SEA Games bị bóp tuổi.
SEA Games 29-2017 nói rằng để phù hợp với việc chuẩn bị vòng loại Olympic nhưng nên nhớ tại Olympic châu Á chỉ có ba suất vậy thì cái vùng trũng Đông Nam Á có cơ hội để dự? Và nếu có thì chắc chắn cũng không phải là do SEA Games bóp tuổi mà là do chiến lược đầu tư của từng quốc gia.
Thật buồn cho bóng đá SEA Games khi cứ phải “mặc cả” tuổi tác và các nền bóng đá vẫn “thả mồi bắt bóng” với những ý tưởng xem SEA Games là sân làng tổ chức bóng đá trẻ.
Đúng là bóng đá ở SEA Games đang bị “cưỡng bức”!