Bùng nổ thanh toán không dùng tiền mặt

(PLO)-  Ngoài dịch vụ thẻ ATM, người tiêu dùng cũng thường xuyên lựa chọn các dịch vụ ngân hàng điện tử khác như internet banking, mobile banking, ví điện tử và sử dụng app để thanh toán.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chỉ thị số 01/2023 do Thống đốc NHNN ban hành, trong đó xác định việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đẩy mạnh chuyển đổi số là một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm nay.

Thanh toán online tăng trưởng ấn tượng

Cụ thể, Thống đốc yêu cầu thúc toàn ngành cần tiếp tục đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc cung ứng các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Đánh giá về thanh toán điện tử trong năm 2022, ông Nguyễn Quang Minh- Tổng Giám đốc NAPAS cho biết: "Hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh trong năm 2022. Tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3% so với năm 2021.

Tỉ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021 xuống mức 6,56% của năm 2022. Tỉ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022.

Dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR cũng có sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 1 năm ra mắt. Thanh toán bằng mã VietQR đã trở thành một trong các hình thức thanh toán phổ biến và được thị trường đón nhận vì sự thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp".

Thanh toán thẻ TPBank tại điểm chấp nhận thanh toán ở Hàn Quốc

Thanh toán thẻ TPBank tại điểm chấp nhận thanh toán ở Hàn Quốc

Đa dạng dịch vụ ngân hàng điện tử

Càng gần đến Tết Nguyên đán Quý Mão nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhất là dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, nhận và chi trả tiền gửi tăng cao Trong đó, dịch vụ ATM rất được quan tâm.

Đánh giá về sự phát triển của dịch vụ ATM trên địa bàn TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết: “Hiện trên địa bàn TP.HCM số lượng máy ATM đạt 4.061 máy, giảm 1% với cuối năm 2021. Tuy số lượng máy ATM giảm, nhưng hiệu quả sử dụng được cải thiện hơn rất nhiều, gắn liền với việc mở rộng và tăng tính tiện ích, đảm bảo an ninh an toàn của dịch vụ.

Ngoài ra, số lượng thẻ ATM và máy POS tăng. Đến nay, trên địa bàn thành phố số lượng máy POS đạt 123.540 máy, tăng 23% so với cuối năm 2021. Số lượng thẻ thanh toán nói chung tăng khoảng 19%. Số lượng điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên địa bàn tăng 27,8% và đạt 82.568 điểm.

“Những con số nói trên cho thấy xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Khách hàng, người dân tăng cường sử dụng thẻ để thanh toán, chuyển tiền thay vì rút tiền mặt. Ngoài dịch vụ thẻ ATM, người tiêu dùng cũng thường xuyên lựa chọn các dịch vụ ngân hàng điện tử khác như internet banking, mobile banking, ví điện tử và sử dụng app để thanh toán” - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM nói.

Đánh giá toàn diện về dịch vụ thẻ ATM về trước mắt và thời gian tới, ông Lệnh cho rằng: “Đây vẫn sẽ là động lực phát triển dịch vụ ngân hàng của mỗi tổ chức tín dụng nếu khai thác tốt các lợi thế, sự khác biệt và đặc biệt là tính phổ thông của dịch vụ đặt trong mối liên hệ với trình độ phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu phát triển tài chính toàn diện”.

Bên cạnh máy ATM truyền thống, các ngân hàng phát triển máy ATM thế hệ mới như của Ngân hàng TMCP ACB, hay phát triển hệ sinh thái ngân hàng số Open Banking và ONEBANK của Ngân hàng TMCP Nam Á…. Hệ thống máy mới có tính năng vượt trội, giao dịch 24/7 giúp đáp ứng yêu cầu về số hóa ngành ngân hàng và xu hướng phát triển hiện đại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm