Cả nước còn thiếu 23.000 thầy, cô bậc tiểu học

(PLO)- Thiếu giáo viên nên nhiều trường mỗi thầy, cô giáo đang phải choàng gánh công việc nhiều hơn so với số lượng công việc thực tế mà họ chỉ đảm nhận.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 20-7, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 cấp tiểu học.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho biết, năm học 2022-2023 giáo dục tiểu học diễn ra trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên cấp học còn thiếu hơn 23.000 thầy cô, quy mô trường lớp, cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ…

Quang cảnh Hội nghị.

Quang cảnh Hội nghị.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT đã chủ động, kịp thời chỉ đạo toàn ngành chuyển trạng thái hoạt động, ứng phó với dịch bệnh COVID-19 nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu kép, kịp thời chỉ đạo toàn ngành giành được những kết quả tích cực.

Đến thời điểm hiện nay, 63/63 tỉnh thành duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, 30/36 tỉnh, thành phố được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học mức độ 3 (đạt tỷ lệ 48%). Tỷ lệ trường được công nhận chuẩn quốc gia đạt 62%, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đạt 14,2%.

Năm học 2022-2023, là năm đưa môn tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc đối với lớp 3, nhưng số lượng giáo viên các môn học và cơ sở vật chất để bố trí dạy học tại nhiều địa phương còn thiếu và chưa đồng bộ. Kết thúc năm học, số học sinh lớp 3 được học tiếng Anh đạt 99,997% (các trường hợp còn lại thuộc diện khuyết tật), Tin học đạt 100%...

Các đại biểu phát biểu, trình bày tham luận tại Hội nghị.

Các đại biểu phát biểu, trình bày tham luận tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, đại diện Sở GD&ĐT các địa phương, các trường ĐH đã trình bày nhiều tham luận và đề nghị ngành cần quan tâm đến vấn đề thiếu giáo viên. Theo đó, ngành giáo dục và các địa phương xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng để có đủ giáo viên đảm bảo chất lượng dạy học các môn học theo chương trình GDPT mới. Đồng thời, chuẩn bị cơ sở vật chất cho chương trình GDPT, vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia, việc thay sách giáo khoa mới…

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao sự nỗ lực của các thầy cô giáo, các nhà trường cùng sự quan tâm của gia đình, xã hội đối với ngành giáo dục trong năm học qua.

Xác định chủ đề năm học 2023-2024 là “Đảm bảo an toàn trường học, chủ động và linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học”, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với các lớp 1,2,3,4 và Chương trình GDPT 2006 đối với lớp 5.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm