Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng khu vực này thực sự có thể bị ngập bởi nguồn nước ngầm vô cùng mặn và lạnh lẽo.
Nguồn nước thậm chí có thể tràn vào các hồ xung quanh tạo thành một mạng lưới rộng lớn, và trở thành môi trường sống của các vi sinh vật nguy hiểm. Phát hiện này được đưa ra hôm thứ Ba (28-4) trên tờ Nature Communications.
Mặc dù rõ ràng bề mặt của thung lũng này hoàn toàn khô ráo, nhưng nó luôn ẩn chứa nhiều điều hơn nữa.
Thác máu chảy từ cuối sông băng Taylor vào hồ Bonney
Khu vực này là nơi xuất hiện “thác máu” – một chất lỏng màu đỏ kì lạ và có phần “đáng sợ” nổi bật giữa khu vực hoang vắng.
Đã có thời điểm các nhà khoa học tin rằng loại tảo đỏ đã tạo nên sự “huyền bí” này, chất lỏng giống như máu là do màu sắc rực rỡ của nó.
Nhưng mặc dù ôxit sắt là nguyên nhân của màu đỏ, phân tích lại chỉ ra rằng trong đối tượng nghiên cứu tồn tại sự sống của các vi khuẩn lạ.
Theo các nhà khoa học được biết, chất lỏng này phải bắt nguồn từ một nơi nào đó. Tuy nhiên họ khá ngạc nhiên khi tìm ra cách dòng nước mặn của thung lũng có thể được mở rộng.
Jill Mikucki – người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tennessee cho biết: “Tôi đã nghiên cứu về thác máu trong một thời gian khá lâu, và nó luôn là một bí ẩn”.
Là một nhà nghiên cứu vi sinh vật, từ lâu cô đã quan tâm tới các quần thể sống trong dòng nước mặn này.
Cô và các đồng nghiệp đã sử dụng một cảm biến điện từ gắn trên một trực thăng để bao quát toàn bộ khu vực, kiểm tra tính dẫn điện của mặt đất bên dưới. Điện trở suất của nước tăng lên giống như trạng thái đóng băng, có nghĩa là nó dẫn điện ít hơn.
Tuy nhiên nước mặn – vốn có thể tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thấp hơn – có điện trở suất rất thấp.
Cô Mikucki cho biết: “Đúng như dự đoán, chúng tôi tìm ra rằng có nguồn cung cấp nào đó cho thác máu. Và chúng tôi nhận thấy mạch nước mặn đã lan rộng hơn so với dự tính ban đầu. Chúng kết nối các hồ trên bề mặt bị chia cắt. Như vậy có nghĩa rằng, có khả năng tồn tại một hệ sinh thái ngầm rộng lớn hơn rất nhiều, điều mà tôi rất hứng thú”.
Cô Mikucki giải thích, có thể nguồn nước muối lớn này không phải là duy nhất trong thung lũng, hệ sinh thái ngầm của các vi sinh vật nguy hiểm đó có thể kết nối với các hồ như chúng ta thấy, và thậm chí có thể tiếp xúc với đại dương.
Cô cho biết: “Nó chỉ ra rằng, sự “rực rỡ” của thác máu chỉ là một điểm nhấn nhỏ trong tổng thể đối tượng thú vị hơn rất nhiều”.
Cô hi vọng rằng nhóm nghiên cứu của mình có thể trở lại và khảo sát thêm nhiều khu vực để tìm ra các hồ ở Nam Cực kết nối với nhau bằng cách nào, và mức độ tương tác của các dòng nước mặn chảy ngầm với đại dương tại khu vực bờ biển. Giống như tất cả các nghiên cứu ở hệ thống thung lũng khô, mọi thứ mà nhóm của cô thực hiện rất hữu ích cho thăm dò không gian cũng như nghiên cứu về Trái Đất.
Cô Mikucki chia sẻ: “Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống thung lũng khô để thử nghiệm dụng cụ. Vì vậy, cách mà chúng tôi phát hiện ra nguồn nước mặn và tiếp cận chúng có liên quan đến cách làm việc ở những nơi như sao Hỏa”.
Và nếu chúng ta tìm thấy sự sống trên một hành tinh khác, nó rất có thể sẽ giống như sự sống chúng ta tìm thấy ở Nam Cực. Dưới bề mặt hồ Vostok - nơi hiện nay được cho là ẩn chứa môi trường sống rộng lớn (và có vẻ xa lạ) – thường được lấy làm ví dụ về những gì có thể được tìm thấy trên vệ tinh Europa của sao Mộc. Các nghiên cứu gần đây trên sao Hỏa tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của dòng nước mặn trên đó, nhân tố có thể hỗ trợ cho sự sống.