Các nỗ lực loại trừ quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an

(PLO)- Quyền phủ quyết có nguồn gốc từ Điều 27 của Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ), trong đó ghi rõ vai trò của năm thành viên thường trực (P5) Hội đồng Bảo an (HĐBA).
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các quyết định của HĐBA về tất cả vấn đề sẽ được thực hiện bằng một cuộc biểu quyết tán thành của chín thành viên, bao gồm cả các phiếu đồng tình của P5.

Điều 24 của Hiến chương LHQ quy định các thành viên của HĐBA có nghĩa vụ phải hành động để duy trì hòa bình và an ninh của thế giới. Theo đó, việc sử dụng quyền phủ quyết còn nhiều tranh cãi.

Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ). Ảnh: AFP

Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ). Ảnh: AFP

Theo trang tin thegeopolitics.com, trong lịch sử đã có những nỗ lực nhằm hoàn tác quyền phủ quyết. Nỗ lực đầu tiên là của Úc tại San Francisco vào năm 1945 để loại trừ quyền phủ quyết khỏi tất cả thỏa thuận có thể, tuy nhiên không thành công.

Một nỗ lực khác đã được thực hiện thông qua Nghị quyết Thống nhất vì hòa bình năm 1950 của Mỹ nhằm tránh các quyền phủ quyết của Liên Xô trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Theo nghị quyết này, Đại hội đồng LHQ được yêu cầu phải đáp trả các hành động gây hấn và đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế, khi HĐBA bị ngăn cản thực hiện nghĩa vụ của mình do vướng khả năng phủ quyết. Tuy nhiên, không giống như HĐBA, Đại hội đồng LHQ không thể trừng phạt lực lượng quân sự, cũng như không tạo ra một nghị quyết ràng buộc.

Thời điểm này, cuộc chiến Nga - Ukraine đã thúc đẩy thêm nhu cầu cải cách LHQ. Trong thời gian gần đây, Pháp với sự hỗ trợ của một số quốc gia đã vận động để các thành viên P5 điều chỉnh quyền phủ quyết của mình một cách tự nguyện và tập thể, với việc đình chỉ quyền phủ quyết trong trường hợp xem xét các hành động tàn bạo hàng loạt.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm