Các nước mua vũ khí đối phó Trung Quốc

Ngày 22-2, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố báo cáo về tình hình mua bán vũ khí trên thế giới giai đoạn 2011-2015.

Báo cáo ghi nhận giữa giai đoạn năm năm từ 2006-2010 đến 2011-2015, kim ngạch mua bán vũ khí đã tăng 14%.

Về xuất khẩu vũ khí, Mỹ đứng đầu với 33% thị phần so với 29% thị phần năm 2006-2010.

Tổ hợp tên lửa S-300 của Nga. Nga đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về xuất khẩu vũ khí. Ảnh: SPUTNIK

Giám đốc chương trình Vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI Aude Fleurant nhận xét: “Mỹ đã bán hoặc cung cấp vũ khí cho 96 quốc gia trong năm năm qua. Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn, trong đó có tổng cộng 611 máy bay F-35 bán cho chín nước”.

Dù bị phương Tây cấm vận kinh tế nhưng Nga chỉ đứng sau Mỹ với 25% thị phần. Nga chiếm 93% số vũ khí giao cho Đông Nam Á.

Thứ ba là Trung Quốc với tỉ lệ xuất khẩu tăng 139% trong năm năm qua.

Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho 37 nước, trong đó phần lớn giao cho Pakistan (35%), Bangladesh (20%) và Myanmar (16%).

Về nhập khẩu vũ khí, thứ tự lần lượt là Ấn Độ, Saudi Arabia, Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

5/10 nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất là các quốc gia châu Á và châu Đại Dương (chiếm 46% kim ngạch nhập khẩu), gồm Ấn Độ (14%), Trung Quốc (4,7%), Úc (3,6%), Pakistan (3,3%), Hàn Quốc (2,6%).

Hãng tin Deutsche Welle (Đ?c) ghi nh?n hai n??c ??ng ch? ?:

ức) ghi nhận hai nước đáng chú ý:

• Ấn Độ: Nước này chiếm 44% nhập khẩu vũ khí toàn khu vực. Về thiết bị hải quân, đặc biệt là tàu ngầm thì Ấn Độ là nước nhập khẩu nhiều nhất thế giới.

Ấn Độ nhập khẩu vũ khí mạnh vì ngành công nghiệp vũ khí chưa thể sản xuất vũ khí mang tính cạnh tranh. Trong vũ khí bán cho Ấn Độ, Nga chiếm 70%, kế đến là Mỹ (14%) và Israel (4,5%).

• Trung Quốc: Nước này nhập khẩu chủ yếu vũ khí và phụ tùng quan trọng, trong đó có máy bay vận tải lớn, trực thăng, động cơ cho máy bay, xe vận tải và tàu chiến.

Trung Quốc đang tìm cách hiện đại hóa năng lực sản xuất vũ khí nội địa. Báo cáo của SIPRI ghi nhận 10 năm qua Trung Quốc đã giảm 25% kim ngạch nhập khẩu vũ khí. Dù vậy, về ngắn hạn và trung hạn, Trung Quốc vẫn cần nhập khẩu động cơ.

Dự báo châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng từ 435 tỉ USD năm 2015 lên 533 tỉ USD năm 2020.

Nguyên nhân vì sao?

Chuyên gia Siemon Wezeman thuộc chương trình Vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI nêu các lý do:

Ngành công nghiệp quân sự các nước châu Á-Thái Bình Dương chưa phát triển. Ngay cả Nhật cũng chỉ mới sản xuất theo hình thức nhượng quyền.

Nhiều nước đang tranh chấp lãnh thổ như Ấn Độ-Pakistan, hai miền Triều Tiên, các nước tranh chấp ở biển Đông.

Chuyên gia Sophie-Charlotte Fischer nhận xét: “Để đối phó các mối đe dọa bên ngoài, Trung Quốc đã đầu tư lớn để phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD)”.

Từ đó, GS Zachary Abuza ở Trường Chiến tranh quốc gia (Mỹ) nhận định: “Các nước châu Á-Thái Bình Dương mua vũ khí để đối phó với Trung Quốc”.

Chuyên gia Siemon Wezeman nhận định để ngăn ngừa chạy đua vũ trang, giải pháp lựa chọn là giải quyết vấn đề theo cách hòa bình và xây dựng lòng tin lẫn nhau.

 

Ngày 22-2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iran thông báo Iran đã đàm phán mua thế hệ tên lửa đất đối không mới S-300 của Nga nhằm cải thiện hệ thống phòng không. Hôm trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu đã đến Iran. Hồi giữa tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan đã sang Moscow tham dự lễ chuyển bộ phận đầu tiên của tổ hợp tên lửa S-300 cho Iran. TNL

Tiêu điểm

30%

nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc là động cơ máy bay.

Châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng từ 435 tỉ USD năm 2015 lên 533 tỉ USD năm 2020 như báo cáo cuối năm ngoái của Công ty tư vấn IHS (Mỹ), tức chiếm 1/3 chi tiêu quốc phòng thế giới trong năm năm tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm