Cách người Dubai làm mát xe ô tô trong mùa hè nóng nực siêu nhanh

Chúng ta có thể học cách mà các chủ xe ở Dubai, vùng đất khắc nghiệt có nhiệt độ luôn trên 40 độ C, thực hiện các phương pháp cả cổ điển lẫn mẹo giúp bạn hạ nhiệt xe càng nhanh càng tốt để thoải mái khi bước vào xe trong thời tiết nóng bức.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ bên trong ô tô đỗ dưới ánh nắng trực tiếp có thể tăng lên đến 40 độ C trong vài phút. Và nếu thời tiết ngoài trời lên 40 độ C thì nhiệt bên trong cabin ô tô kín có thể lên tới gần 90 độ C.
Đây là điều rất nguy hiểm vì ngoài việc đốt cháy bàn tay, lưng và da của bạn, nhiệt độ tăng đột biến này còn được biết là giải phóng các hóa chất như Benzen từ nhựa gây hại lớn cho sức khỏe.
Giải pháp đầu tiên và dễ nhất chính là tìm nơi bóng râm để đậu xe. Nếu không thể thì hãy tìm khu vực trống đỗ xe với đuôi quay về hướng mặt trời chiếu. Bằng cách này, bạn có thể giảm cường độ nhiệt đổ vào vô lăng, bảng điều khiển và ghế ngồi.
Thay vì sử dụng một tấm chắn rẻ tiền mà bạn nhận được miễn phí từ đại lý bán xe, hãy đầu tư vào một tấm chắn nắng kính chắn gió chuyên dụng với lớp phủ phản chiếu để ngăn chặn nhiệt và tia UV. Ngoài việc giữ cho nhiệt độ cabin tương đối thấp hơn, còn sẽ giúp giữ cho nhựa không bị nứt sớm.
Để cửa sổ mở một chút khi đậu sẽ tạo điều kiện cho luồng không khí đi vào cabin, giúp hạ thấp nhiệt độ bên trong đáng kể so với việc đóng kín cửa sổ.
Nếu đã thực hiện các giải pháp trên mà thấy xe vẫn nóng ngốt thì hãy mở cửa xe trong vòng 15-20 giây trước khi bước vào. Điều này sẽ giúp cho không khí nóng bị thoát ra ngoài nhanh hơn.
Hãy thủ theo chiếc khăn bông dày và chai nước. Trước khi vào xe, bạn dùng chai nước làm ướt khăn bông và dùng nó để lau vô lăng, cần số, ghế hay các bề mặt khác giúp giảm nhiệt nhanh.
Để cửa sổ một khoảng hở nhỏ, và bật điều hoà ở chế độ recirculation mode, được gọi là chế độ tuần hoàn. Chế độ này không làm quá tải máy lạnh xe vì nó thực hiện làm mát dựa trên khối không khí đã mát bên trong và tuần hoàn nó, thay vì hoạt động hết công suất đưa không khí nóng ra ngoài để làm lạnh.
Theo Wheel

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm