Cách trả lời hay về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn

(PLO)- Nói về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn là điều không hề dễ dàng bởi chỉ sơ sẩy một chút, rất có thể bạn sẽ lộ ra những hạn chế và bị mất điểm ngay lập tức. Do đó, muốn trả lời tốt câu hỏi này bạn nên chuẩn bị trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin cho buổi phỏng vấn tuyển dụng việc làm ở Cần Thơ, Kiên Giang… sắp tới.

“Tôi rất khó từ chối đồng nghiệp”

Người thường trễ deadline không được đánh giá cao. Tuy nhiên, nếu vì bạn “ôm” nhiều việc, vì hỗ trợ đồng nghiệp nên công việc bị ảnh hưởng chút ít thì lại có thể thông cảm. Tuy là điểm yếu nhưng nhà tuyển dụng vẫn thấy được tinh thần sẵn sàng giúp đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm chung.

Mặc dù vậy, trong quá trình chia sẻ bạn nên chỉ ra mặt trái của điều này. Việc khó từ chối đồng nghiệp khiến bạn ôm đồm nhiều việc, dẫn đến bị chồng chéo và không thể hoàn thành tốt nhất việc được giao. Do đó, hãy nói với nhà tuyển dụng, bạn đang cố gắng khắc phục nó bằng cách kiểm soát công việc tốt hơn cũng như thẳng thắn hơn với đồng nghiệp khi nói lời từ chối.

Tập trung quá nhiều vào chi tiết

Để trả lời câu hỏi về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn, bạn có thể nói mình là một người kỹ tính. Là một người kỹ tính nên trong công việc, bạn rất hay để ý đến chi tiết. Tập trung vào chi tiết khiến bạn tự làm khó mình. Bạn cần thời gian nhiều hơn để hoàn thành một việc và vì tập trung chi tiết nên đôi khi bỏ lỡ cơ hội tốt, không dám mạo hiểm nên kết quả không đột phá.

Tuy nhiên, bạn nên chỉ ra cả lợi ích từ điểm yếu này, chẳng hạn nó giúp bạn và công ty tránh những lỗi nhỏ, những rủi ro không đáng.

Quan trọng hơn, hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn đang cố gắng sửa đổi bằng cách nhìn công việc trong bức tranh tổng thể lẫn chi tiết. Thể hiện được điều này, bạn đã phần nào xoay chuyển điểm yếu thành điểm mạnh trong mắt nhà tuyển dụng.

Khó khăn khi nhờ sự giúp đỡ

Khó “mở lời” nhờ sự giúp đỡ của người khác khiến bạn gặp nhiều trở ngại, đôi khi thấy cô độc trong công việc. Bạn không thể làm việc 100% độc lập mà không có sự hỗ trợ của đội nhóm, cấp trên.

Khi trả lời về điểm yếu này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm và đang cải thiện kỹ năng nhờ giúp đỡ: không ngại nhờ hỗ trợ khi thực sự cần thiết và nhờ đúng người đúng việc. Bằng cách trả lời này, bạn cho thấy là nhân sự chủ động, trách nhiệm trong công việc.

Tìm kiếm sự cân bằng

Hầu như ai cũng muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tuy nhiên rất khó để đạt được nó một cách hoàn hảo nếu bạn muốn thành công. Sẽ luôn có những thời điểm, bạn cần chú trọng, ưu tiên nhiều hơn cho một trong hai yếu tố trên.

Thay vì tìm kiếm sự cân bằng, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy mình đang tìm cách sắp xếp lại cuộc sống, quản lý công việc tốt hơn. Quan trọng hơn, bạn đã hiểu, sẽ chỉ có sự cân bằng khi bạn thực sự yêu thích công việc, làm việc với trách nhiệm và đam mê. Khi đó công việc cũng là cuộc sống và ngược lại. Đó cũng là lý do để bạn tìm công việc mới và lựa chọn công ty để phỏng vấn.

Không thoải mái khi công việc không theo kế hoạch

Nếu muốn đề cập đến điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn, bạn cần để nhà tuyển dụng hiểu, làm việc không theo kế hoạch khác với làm việc dưới áp lực. Bản thân là nhân sự có kế hoạch, có lộ trình rõ ràng nên bạn không thoải mái khi liên tiếp nhận việc ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, bạn phải dần hiểu, công việc phát sinh là không tránh khỏi.

Do đó, bạn đã cố gắng thả lỏng tâm lý khi nhận việc đột xuất. Thêm nữa, bạn luôn cố gắng hoàn thành sớm việc khác để dư ra khoảng thời gian dù ít nhưng khi có việc bất ngờ, bạn không bị căng thẳng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm