Cải cách thuế, tiết kiệm 11.000 tỉ đồng/năm cho DN

Bà Nguyễn Thị Cúc (nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế) cho biết trước những yếu kém trong chính sách thuế, Thủ tướng Chính phủ đã phải ban hành Nghị quyết 19 (ngày 18-3-2014) đưa ra những giải pháp căn cơ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bà Hoàng Thị Lan Anh (Phó Trưởng ban Cải cách và Hiện đại hóa Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) chia sẻ: “Nếu không thay đổi, quốc tế đánh giá tính cạnh tranh Việt Nam thấp, đồng nghĩa với việc lãi suất phải trả khi chúng ta đi vay nước ngoài là cao. Nguyên do là vì độ tin cậy của chúng ta thấp. Trong khi đó, Việt Nam đang phải đi vay rất nhiều từ nước ngoài để đầu tư, phát triển kinh tế”.

Bà Nguyễn Thị Cúc phân tích thêm, nguyên nhân dẫn đến số giờ nộp thuế ở Việt Nam cao là do doanh nghiệp (DN) phải mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị tài liệu, sổ sách, hồ sơ chứng từ không cần thiết; tờ khai thuế GTGT còn quá nhiều biểu mẫu, bảng kê, phụ lục; nhiều chỉ tiêu trong hồ sơ kê khai bị trùng lặp…

Theo bà Cúc, mục tiêu của Chính phủ là yêu cầu trong năm 2015 phải giảm số giờ kê khai, nộp thuế, bảo hiểm của Việt Nam xuống còn 171 giờ/năm.

Ông Phan Vinh Quang, Giám đốc Thể chế và Năng lực cạnh tranh (Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của USAID), nhấn mạnh: “Chúng tôi đã tính toán rất kỹ, nếu Việt Nam giảm được số giờ kê khai nộp thuế xuống còn 171 giờ/năm thì sẽ tiết kiệm cho các DN gần 11.000 tỉ đồng/năm. Đây là số tiền vô cùng lớn”.

Tại hội thảo, các DN tại TP Đà Nẵng và Quảng Nam cũng băn khoăn về việc họ vẫn đang phải kê khai thuế hằng tháng đối với lĩnh vực khai thác tài nguyên. Điều này làm họ mất rất nhiều thời gian và công sức.

Đại diện Bộ Tài chính giải thích lý do buộc các DN khai thác tài nguyên phải kê khai hằng tháng, thủ tục khó khăn vì các lĩnh vực này ảnh hưởng đến môi trường, Chính phủ không khuyến khích và cần hạn chế.

LÊ PHI

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớn

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớnLENS

(PLO)- Chuyên gia cho rằng bên cạnh những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt thì cũng có hàng loạt thuận lợi để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.