Cái duyên NutiFood, V- League và U-23 Việt Nam

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty NutiFood nói rằng, V-League đã gần đến ngày khai mạc và chưa tìm được ra nhà tài trợ, cùng lúc đó sự thành công của U-23 Việt Nam khi á quân châu Á… thế là NutiFood quyết định tài trợ cho V-League.

Cái duyên NutiFood, V- League và U-23 Việt Nam ảnh 1Chủ tịch VPF Trần Anh Tú (trái) cho rằng "sảm phẩm" phải chất lượng thì dễ bán

Ông Hải khẳng định đó là may mắn là cái duyên của NutiFood với V-League giữa lúc thành công của U-23 Việt Nam nó sẽ như chất xúc tác cho V-League vậy.

Toyota tài trợ cho V-League ba mùa, khi xong bản hợp đồng thì các bên ngồi lại. Họ đã không tăng gói tài trợ mà còn “ép giá” xuống rất thấp đến độ VPF không thể đặt bút ký và chấp nhận… chông chênh (không có nhà tài trợ). Cuối cùng NutiFood theo cách nói của ông Hải là may mắn cho công ty của ông được vào tài trợ.

Cái duyên NutiFood, V- League và U-23 Việt Nam ảnh 2Đại diện hai bên VPF và NutiFood trao tín chỉ tài trợ

Hy vọng rằng chất lượng V-League sẽ được đẩy cao từ nỗ lực của nhiều phía thì tìm kiếm tài trợ và lớn hơn là bán được bản quyền truyền hình V-League mới dễ theo cách nói của Chủ tịch VPF Trần Anh Tú.

Theo như thỏa thuận của NutiFood với VPF thì họ cùng nhau nói chuyện về thời hạn tài trợ ba năm nhưng trước mắt là một năm rồi sau đó ngồi lại tính tiếp ở hai năm. Thực chất đây là một hướng mở cho hai bên, tức VPF và NutiFood.

Cái duyên NutiFood, V- League và U-23 Việt Nam ảnh 3
"Quả bóng" đang nằm trong chân của Chủ tịch VPF nếu chất lượng V-League tốt thì Chủ tịch Trần Thanh Hải  (phải) của NutiFood không ngại tiếp tục tài trợ

Điều quan trọng nhất là nỗ lực của các phía, từ ban tổ chức giải, công tác trọng tài, đến lãnh đạo CLB và trực tiếp là cầu thủ trên sân.

V-League mà đá như những mùa qua, tức hầu hết các trận có chất lượng quá kém thì có lẽ sau một mùa tài trợ thì NutiFood cũng bỏ của chạy lấy người mà thôi.

Cái duyên NutiFood, V- League và U-23 Việt Nam ảnh 4
Một tuyến năng khiếu của Học viện NutiFood có mặt tại buổi họp báo

Một giải đấu cao nhất cấp quốc gia, tức V-League mà khán giả đến èo uột, cầu thủ đá quá kém, ngồi xem rất buồn ngủ thì làm sao kéo khán giả đến sân. Đã vậy khi giai đoạn hai vừa khởi đi thì biết trước nhà vô địch thì còn gì gọi là giải nữa.

Những người điều hành từ ban tổ chức, đến lãnh đạo CLB và cả cầu thủ trên sân phải chịu trách nhiệm trước kém cỏi đó dẫn đến “sản phẩm” bán không được vì kém chất lượng.

Hy vọng rằng mùa giải V-League 2018 tất cả cùng ý thức được để giải đấu chất lượng và các bên đều dễ dàng làm tốt công việc của mình. Cầu thủ trên sân thì phải “cháy” hết mình, cống hiến cho khán giả những trận đối kháng cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm