1. Tạo sự đột phá trong nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh… Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. Nâng cao sự chủ động khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hình thành cộng đồng ASEAN, thực hiện các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, đa phương…
2. Phát triển đô thị bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; các hệ thống cấp nước, thoát nước, chống ngập nước, hạ tầng viễn thông… Phấn đấu năm 2018 hoàn thành tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên; khẩn trương khởi công các tuyến còn lại theo quy hoạch. Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh kêu gọi và tập trung thực hiện các dự án đầu tư theo phương thức hợp tác công-tư (PPP).
3. Phát triển, ứng dụng mạnh mẽ khoa học-công nghệ thật sự là động lực phát triển kinh tế-xã hội:Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, chính sách tài chính để tạo bước phát triển đột phá cho khoa học-công nghệ; ưu tiên đầu tư cho khoa học-công nghệ so với các lĩnh vực khác…
4. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội
Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm mọi người dân đều công bằng trong tiếp cận giáo dục, y tế, văn hóa, hưởng thụ các thành quả phát triển của TP… Đẩy mạnh các biện pháp giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nội thành và ngoại thành.
5. Giữ vững ổn định chính trị-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vững chắc:Xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề an ninh chính trị, các vụ tranh chấp lao động tập thể, đình công trái pháp luật, không để bị động, bất ngờ. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm.
6. Xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, tiếp tục thực hiện chủ trương tinh giản biên chế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thực hiện thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp phó sở/ngành, chức danh trưởng phòng thuộc quận/huyện. Nghiên cứu đề xuất thực hiện thí điểm cử tri trực tiếp bầu một số chức danh ở phường /xã, thị trấn, quận/ huyện.
Xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; xây dựng chính quyền điện tử…
7. Xây dựng Đảng bộ thật trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng cán bộ, đảng viên: Tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng đảng. Đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Chú trọng kiểm tra, giám sát các lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Một số chỉ tiêu quan trọng nhiệm kỳ 2015-2020: - Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP.HCM (GRDP) bình quân hằng năm từ 8% đến 8,5%. - GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 9.800 USD. - Tạo việc làm mới cho 625.000 người lao động (bình quân 125.000 lao động/năm); tỉ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4,5%. - Đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011 là 3,5 lần, giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình “Giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016-2020 bình quân 1%/năm. - Đến cuối năm 2020, đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân. Bảy chương trình đột phá: 1. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 2. Chương trình cải cách hành chính 3. Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế TP đáp ứng yêu cầu hội nhập 4. Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm TNGT 5. Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng 6. Chương trình giảm ô nhiễm môi trường 7. Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị (mới) |