Cần biện pháp mạnh hơn với vi phạm quyền tác giả trên môi trường số

(PLO)- Những hành vi vi phạm quyền tác giả đã và đang gây ra những hệ lụy vô cùng lớn tới các nhà xuất bản và các tác giả chân chính cũng như cộng đồng bạn đọc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 23-12, tại TP.HCM, Cục Bản quyền tác giả - Bộ VH-TT&DL tổ chức hội thảo về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số.

Tại hội thảo, nhiều chuyên đề đã được trình bày nêu bật các vấn đề liên quan đến thực trạng vi phạm quyền tác giả, xâm phạm bản quyền… đồng thời đưa ra các giải pháp xử lý thiết thực.

Hội thảo về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số. Ảnh: ĐT

Hội thảo về cơ chế gỡ bỏ nội dung vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số. Ảnh: ĐT

Đáng chú ý có thể kể đến tham luận về vấn nạn in sách giả, bán sách lậu và kiến nghị một số giải pháp gỡ bỏ nội dung vi phạm trên môi trường số của tác giả Lê Hoàng (Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam).

Theo đó, Việt Nam đang là một trong những nước dẫn đầu về tình trạng buôn bán sách lậu, sách giả cũng như vi phạm nghiêm trọng bản quyền tác giả. Tình trạng này có xu hướng gia tăng khi chuyển từ phương thức bán sách giấy truyền thống sang khai thác trên các nền tảng kỹ thuật số như mạng xã hội, các trang thương mại điện tử…

Hiện có khoảng hơn 100 trang mạng rao bán các tựa sách nổi tiếng của các nhà xuất bản trong và nước với giá bán chỉ bằng một nửa giá bìa.

Có thể nói những hành vi vi phạm quyền tác giả đã và đang gây ra những hệ lụy vô cùng lớn tới các nhà xuất bản và các tác giả chân chính cũng như cộng đồng bạn đọc.

Tham luận cho rằng để đẩy lùi vấn nạn này, cần tăng cường vai trò tham gia của các doanh nghiệp – chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường hợp tác liên kết giữa các nhà xuất bản nhằm đấu tranh chống hàng giả, đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm.

Cạnh đó, cần phát động nhiều chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, tư duy của người tiêu dùng về tác hại của sách giả cũng như nói “không” với các ấn phẩm phái sinh vi phạm bản quyền.

Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước về không gian mạng cần kịp thời đấu tranh, tháo gỡ các nền tảng bán sách giả, sách lậu đang hoành hành trên không gian mạng.

Ngoài ra, cần đưa vào luật những điều khoản chế tài, phạt nặng đối với hành vi làm và buôn bán sách giả, sách lậu. Bởi thực tế, hầu hết các hình phạt với hành vi làm sách giả, tiêu thụ sách lậu chỉ mang tính hành chính chứ chưa đủ răn đe mạnh mẽ…

Bên cạnh chuyên đề về vấn nạn sách giả, sách lậu, nhiều chuyên đề đáng chú ý khác cũng được trình bày tại hội thảo. Cụ thể như chuyên đề về xử lý xâm phạm bản quyền trên không gian mạng và kinh nghiệm quốc tế; Cơ chế chặn/ gỡ nội dung số trên môi trường số và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành; Giải pháp truy cập website vi phạm bản quyền- Thực tiễn tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm