Cần biết về giấy phép lái xe '2 trong 1'

Cần biết về GPLX '2 trong 1'
Rất đông người đến đăng ký đổi giấy phép lái xe - Ảnh: Thanh Đông

Ông Võ Trọng Nhân, Trưởng phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe thuộc Sở GTVT TP.HCM, giải thích: Việc gộp chung Giấy phép lái xe (GPLX) ô tô và GPLX mô tô là bắt buộc theo quy định của Bộ GTVT, mỗi người chỉ được cấp 1 GPLX bằng vật liệu PET. Việc này cũng giúp cơ quan chức năng dễ dàng trong quản lý .

Theo ông Nhân, một người có cả GPLX ô tô và GPLX mô tô, nếu chưa muốn đổi GPLX mô tô bây giờ thì vừa sử dụng GPLX ô tô bằng vật liệu PET (vừa được đổi) và GPLX mô tô bằng vật liệu giấy như cũ. Sau này, khi tiến hành đổi GPLX mô tô sang thẻ PET phải nộp lại GPLX ô tô bằng thẻ PET đã cấp để được cấp lại 1 GPLX thẻ PET mới, trong đó ghi cả 2 hạng xe ô tô và mô tô. Vì vậy, khi đổi GPLX ô tô sang vật liệu PET, nếu đã có GPLX mô tô thì nên đổi luôn một lần.

Cần biết về GPLX '2 trong 1' 2

GPLX loại mới được làm bằng vật liệu PET

Liên quan việc gộp chung 2 loại GPLX vào một thẻ, ông Nguyễn Xuân Hoài (ngụ Q.10, TP.HCM) thắc mắc nếu gộp chung như vậy, lỡ bị giam GPLX do vi phạm giao thông khi lái ô tô thì làm sao đủ điều kiện lái xe mô tô? Câu hỏi của ông Hoài cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Về vấn đề này, ông Nhân cho biết khi tạm giữ GPLX, biên bản vi phạm của CSGT đều ghi rõ phạm lỗi khi điều khiển xe gì, đồng thời ghi cụ thể giam GPLX hạng gì. Như vậy, nếu bị giam GPLX do vi phạm khi lái xe ô tô, người vi phạm cầm biên bản xử phạt và sử dụng, điều khiển xe máy bình thường. Ngược lại cũng như vậy.

Gia hạn đổi GPLX ô tô đến 31.12.2015

Ngày 13.11, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2013/TT-BGTVT ngày 24.10.2013. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là sửa đổi điều 61 quy định lộ trình chuyển đổi GPLX ô tô bằng giấy sang vật liệu PET có thời hạn đến hết 31.12.2015 thay vì 31.12.2014. Các loại GPLX khác vẫn giữ nguyên lộ trình như trước.

Theo Thanh Đôn/TNO

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.