Cận cảnh những mũi khoan xuyên núi gia cố hầm Bãi Gió qua đèo Cả

Cận cảnh những mũi khoan xuyên núi gia cố hầm Bãi Gió qua đèo Cả

(PLO)- Đơn vị thi công tổ chức nhiều mũi khoan sâu hơn 23 m từ đỉnh núi xuống vị trí sạt lở giữa hầm Bãi Gió để bơm bê tông, gia cố mái hầm sau sự cố sạt lở bốn ngày trước.

z5353475428126_8c60c9274300a653af0786967f2d1e52.jpg
Sau khi liên tiếp xảy ra sự cố sạt lở ở hầm đường sắt Bãi Gió đoạn qua đèo Cả nối hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, nhiều phương án thi công khắc phục được đưa ra.
ham.jpg
Tuy nhiên, do hầm được xây dựng cách đây gần 90 năm nên đã xuống cấp cộng thêm nền đất yếu gây khó khăn cho đơn vị thi công khắc phục.
z5350578755800_00214fa0313a20a844ee0c1813dd7cb5.jpg
Bên trong hầm công nhân dùng các thanh thép hàn để trợ lực cho mái hầm, những vị trí đã gia cố chắc chắn sẽ được phun bê tông làm cứng.
z5352731237769_a04ac0a853703ff987ce245a47e42e2d.jpg
Trong khi đó, phương án khoan từ đỉnh núi xuống trần hầm để bơm bê tông gia cố cũng được tiến hành song song.
z5352731184360_6f98455fdb21166a6a68b9272c018506.jpg
Các mũi khoan này được đơn vị thi công tổ chức từ sáng 14-4. Đến nay đã có hàng trăm khối bê tông được bơm xuống độ sâu khoảng 23 m tính từ đỉnh núi xuống trần hầm Bãi Gió ngay khu vực xảy ra sạt lở.
z5352762290455_5961e0cbad1638fbdf7b1aec76da9342.jpg
Trong ngày 15-4, nhà thầu thực hiện thêm hai mũi khoan để bơm bê tông.
z5352762319370_8bcdfd442e087c25a9f27eef23b77075.jpg
Khi nào đảm bảo gia cố được địa tầng trên đỉnh hầm, khơi thông được vị trí sạt, chống vách ổn định sẽ cho thông hầm để tàu qua. Khi đó, đơn vị thi công sẽ thông báo địa phương để mở lại đường bộ qua đèo” - ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt, Bộ Giao thông - Vận tải, thông tin.
z5352731123581_3e6f671c728d81aacc489c53412f5c5d.jpg
Cũng theo ông Cảnh, các đơn vị thi công đang nỗ lực tối đa công sức để xử lý sự cố sạt lở sớm nhất.
Nhiều mũi khoan xuyên núi gia cố hầm Bãi Gió qua đèo Cả
Tại điểm khoan nhiều công nhân cùng máy móc vẫn tiếp tục khoan các mũi xuống đỉnh hầm Bãi Gió.
sạt lở.jpg
Vật liệu xây dựng được vận chuyển đến điểm khoan để phục vụ công tác đổ bê tông gia cố thành hầm.
z5352855878796_abd553971bf4f9558a08716ff4f90f46.jpg
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 85 - Bộ GTVT, do địa chất khu vực đèo Cả phức tạp nên công tác khắc phục sạt lở gặp khó khăn và chưa khẳng định thời gian thông hầm Bãi Gió.
z5352735051012_deeff30bfc36d35bded3ad80bec586a7.jpg
Do sự cố sạt lở hầm Bãi Gió, hàng chục chuyến tàu chở khách và hàng hóa bị dồn ứ ở ga Tuy Hòa (Phú Yên) và ga Giã (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa).
DTH03985.jpg
Hành khách được trung chuyển bằng ô tô để tiếp tục hành trình.
z5352734887331_3c20d429c8dd825615d85953a98e5bad.jpg
Trong khi hàng hóa cũng được ngành đường sắt trung chuyển từ ga Tuy Hòa đến ga Giã và ngược lại.
z5352736247860_7338ee2f5f034f22eb0b5c53ba5708e2.jpg
Theo ông Trần Việt Tùng, Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang, đơn vị huy động xe tải, xe đầu kéo để đưa các loại hàng hóa đông lạnh trên các toa hàng di chuyển sang container, ô tô để kịp giao cho khách hàng.
z5352737206481_8ead41389231d072af3be273652ad5da.jpg
"Trước mắt, chúng tôi sẽ ưu tiên vận chuyển hàng đông lạnh trước tránh hư hỏng, còn hàng khô sẽ vận chuyển ngay sau đó, cố gắng không để ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Ngành đường sắt chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển, chủ hàng không phải chịu thêm chi phí phát sinh" - ông Tùng thông tin.

Như PLO đã thông tin, lúc 12 giờ 45 ngày 12-4, tại hầm Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam đoạn qua đèo Cả bị sạt lở, hàng trăm m3 đất đá lấp kín cửa hầm. Sự cố khiến đường sắt Bắc - Nam qua đèo Cả bị chia cắt hoàn toàn.

Đọc thêm