Cần có cơ quan độc lập quản lý giá đất

(PLO)- Nhu cầu sửa đổi Luật Đất đai rất lớn nhưng để giải quyết được những vướng mắc, bất cập của luật là thách thức không hề nhỏ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 4-8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hội nghị thu hút gần 300 đại diện doanh nghiệp (DN) đến lắng nghe và một số DN, chuyên gia phát biểu ý kiến.

Phải bảo vệ được tốt hơn quyền lợi cho dân

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng sau tám năm, Luật Đất đai đã thực hiện được sứ mệnh là tạo ra khung khổ pháp lý hoàn thiện hơn trong lĩnh vực đất đai, nguồn lực đất đai được khai thác, sử dụng hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CHÂN LUẬN

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CHÂN LUẬN

“Nghiên cứu dự thảo luật
rất đau đầu”

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam, bày tỏ mấy ngày qua ông nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và “thấy rất đau đầu” nên ông rất chia sẻ với ban soạn thảo.

Hiện nay, các nhà thầu như ông thấy lĩnh vực đầu tư bất động sản có liên quan tới 18 luật, trong đó có 12 luật tác động nhiều. “Chồng chéo pháp luật rất phổ biến và các cơ quan hành pháp không dám làm gì” - ông Hiệp nhận xét.

Từ đó, ông cho rằng cần phải tháo gỡ đồng bộ các luật, trong đó có hai luật cần là Luật Đất đai và Luật Đầu tư. Ông cho rằng đồng bộ như vậy để tránh tình trạng một vấn đề mà hai luật quy định khác nhau, tránh chuyện “tôi rất quý ông nhưng mà luật thế, làm sao tôi dám ký”.

“Tuy nhiên, trước sự thay đổi rất nhanh của cuộc sống, Luật Đất đai năm 2013 cũng đã bộc lộ các vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời” - ông Công nói.

Dẫn ý kiến tổng hợp từ thực tiễn kinh doanh và DN, ông Công liệt kê các vướng mắc về thủ tục hành chính, các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh, trong đó có nhiều điểm liên quan đến Luật Đất đai.

Ông Công nêu lại phát biểu của Tổng bí thư và Thủ tướng tại Hội nghị Trung ương 5 vừa qua: “Nhiều người giàu lên vì đất, nghèo đi cũng vì đất, thậm chí bị đi tù cũng vì đất”. Sau đó, ông dẫn số vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai chiếm hơn 70%. “Nhu cầu sửa đổi Luật Đất đai rất lớn… Giải quyết được những vướng mắc, bất cập của Luật Đất đai là thách thức không hề nhỏ cho cơ quan chủ trì soạn thảo” - ông Công đánh giá.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho hay mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

“Cái gì thực tiễn đã chứng minh là đúng, thực tiễn đã đi trước, cuộc sống đã đi trước thì lần này đặt ra để cùng nhau giải quyết, những vấn đề lịch sử để lại thì lần này phải giải quyết được. Thực tiễn là hết sức quan trọng” - Bộ trưởng Hà nói.

Sau khi gợi mở, định hướng một số nội dung, Bộ trưởng Hà nhấn mạnh tinh thần sửa Luật Đất đai lần này phải “bảo vệ được tốt hơn quyền lợi cho dân, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng”. Nếu không đạt được mục tiêu đó thì chưa nên ban hành luật. Từ đó, Bộ trưởng Hà “mong muốn” nếu có “bất cứ quy định nào chưa tốt tại dự thảo thì hãy góp ý, trên tinh thần ích nước lợi nhà”.

“Ban soạn thảo luôn luôn lắng nghe, không có hạn chế nào trong góp ý cả nhưng các vị đừng nói chung chung như tôi mà nên cụ thể vào từng điều, khoản cụ thể, khi đã lắng nghe nhau thì sẽ tìm ra được giải pháp tốt nhất có thể” - Bộ trưởng Hà bày tỏ.

Quản lý giá đất hợp lý hơn

Một trong những vấn đề được PGS-TS Nguyễn Quang Tuyến đề cập tại hội thảo là về giá đất. Ông Tuyến cho rằng: Nghị quyết 18 của Trung ương mới đây đã xác định rõ về cơ chế thị trường. Nhưng ở dự thảo thì quy định chưa theo hướng định lượng khi dùng từ “phù hợp trong điều kiện bình thường”.

“Thế nào là phù hợp? Phải có tiêu chí định lượng hơn là định tính. Lần này bỏ khung giá đất mà không thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thì mỗi nơi một kiểu. Rồi giá “thị trường” thì phải xem đó là loại thị trường nào?” - ông Tuyến nêu.

Theo ông Tuyến, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định về giá đất và mong muốn giải quyết được các vấn đề liên quan nhưng “quy định về giá đất cụ thể trong Luật Đất đai năm 2013 là không thành công”. Giải thích lý do, ông Tuyến nói luật vẫn giao cho UBND tỉnh quá nhiều quyền, trong đó có quyền quyết định giá đất.

Ông Tuyến kể hồi sửa Luật Đất đai năm 2003, các chuyên gia đã kiến nghị có một cơ quan độc lập định giá đất để tránh các khiếu nại, khiếu kiện về đất đai có thể phát sinh. Vì giao quyền quyết định giá đất cho UBND tỉnh là không hợp lý, mà thực tiễn đã chứng minh.

Ông Tuyến dẫn chứng: “Các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai chẳng những không giảm đi mà còn tăng lên sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực”. Từ đó, ông Tuyến kiến nghị phải có một cơ quan quản lý giá đất cấp tỉnh, độc lập với UBND tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia về pháp luật đất đai, đầu tư kinh doanh bất động sản…, cho rằng hiện có nhiều dự án lấn biển dùng vốn tư nhân nên cần có quy định chung.

Nhiều chuyên gia cũng đề cập đến các quy định cho thuê đất, giao đất, thu hồi đất, tài chính đất đai…

Ông Đỉnh nói thu hồi đất tiềm ẩn bất bình đẳng nên phải có các quy định hài hòa. Theo đó, cần quy định tiêu chí với nội hàm rõ ràng cho các trường hợp thu hồi đất. Đồng thời, minh định thẩm quyền thu hồi đất, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư…

Sự lúng túng về mặt học thuật

Chúng ta có sự lúng túng về mặt học thuật giữa “sở hữu toàn dân về đất đai” và “quyền sử dụng đất của người sử dụng đất”. Chúng ta chưa phân biệt được hai “vật quyền” này.

Chẳng hạn, trong dự thảo có sự lẫn lộn ở khoản 7 Điều 3 khi giải thích từ ngữ “Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất). Có nhiều chỗ lẫn lộn như vậy. Khi thì nói là “giá đất”, lúc thì “giá trị quyền sử dụng đất”; lúc lại là “quyền sử dụng đất”, hoặc “đất”.

Hoặc ở Điều 4 của dự thảo, chúng ta nói về áp dụng pháp luật thì “phải thực hiện theo luật này, trường hợp có sự khác nhau với các luật khác thì phải thực hiện theo luật này”. Cái này phải tính lại. Ví dụ, theo Luật PPP, Nhà nước giao đất cho DN làm đường. Vậy khi có sự khác nhau thì lẽ ra phải theo Luật PPP, vì Luật PPP là luật chuyên ngành.

Điều này cũng giống như Bộ luật Dân sự có quy định chung về hợp đồng nhưng Luật Thương mại cũng có quy định về hợp đồng. Thế thì hợp đồng trong thương mại phải theo luật chuyên ngành, trừ khi Luật Thương mại không có quy định về hợp đồng.

PGS-TS DƯƠNG ĐĂNG HUỆ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm