Cần xây dựng một chiến lược hồi hương cổ vật

(PLO)- Sự tham gia của những doanh nghiệp, những tập đoàn kinh tế lớn có vai trò rất quan trọng. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp được hài hòa.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiếc kim ấn triều Nguyễn làm bằng vàng, đúc vào năm 1823 thời Minh Mạng, nặng 10,78 kg được hãng đấu giá MILLON thông báo sẽ đưa ra đấu giá tại Pháp.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết: Việc Cục Di sản Bộ VH-TT&DL có văn bản gửi tới Bộ Ngoại giao cho thấy một động thái tốt đối với các cổ vật, di sản.

Cần xây dựng một chiến lược hồi hương cổ vật ảnh 1

TS Phạm Quốc Quân

Xu hướng tốt

. Phóng viên:Thưa ông, thông tin hãng đấu giá MILLON ở Pháp sẽ cho lên sàn đấu giá hai món cổ vật được cho là có liên quan đến triều Nguyễn đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Có vẻ như đây không phải là lần đầu tiên cổ vật của nước ta được đấu giá tại nước ngoài?

+ TS Phạm Quốc Quân: Đúng vậy, trước đó mũ quan triều Nguyễn, áo Nhật Bình, xe kéo tay và long sàng của vua Thành Thái… cũng đã được đưa ra đấu giá ở Pháp, Tây Ban Nha. Cùng với đó, chữ “hồi hương” các cổ vật của Việt Nam bắt đầu lan tỏa đến các bảo tàng và nhà sưu tập tư nhân. Tôi cũng đánh giá rất cao sự vào cuộc của Bộ VH-TT&DL. Hồi hương cổ vật cũng cần phải xây dựng một chiến lược có tổ chức, có quy trình. Bởi vì nhiều khi người ta quan niệm hồi hương cổ vật vẫn chưa đúng.

. Quan niệm về hồi hương như thế nào là chưa đúng, thưa ông?

+ Có người suy nghĩ cứ đưa cổ vật về Việt Nam là hồi hương nhưng người ta lại đưa những cổ vật không phải xuất xứ từ Việt Nam mà từ các nước khác về. Đó là một dòng chảy, chứ không phải hồi hương.

Hình ảnh chiếc mũ quan triều Nguyễn được công bố trên trang web www.invaluable.com của nhà đấu giá Balclis (Tây Ban Nha). Sau đó đã được một doanh nghiệp Việt Nam mua và tặng lại cho tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Phan Thanh Hải

Hình ảnh chiếc mũ quan triều Nguyễn được công bố trên trang web www.invaluable.com của nhà đấu giá Balclis (Tây Ban Nha). Sau đó đã được một doanh nghiệp Việt Nam mua và tặng lại cho tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Phan Thanh Hải

Hình ảnh chiếc mũ quan triều Nguyễn được công bố trên trang web www.invaluable.com của nhà đấu giá Balclis (Tây Ban Nha). Sau đó đã được một doanh nghiệp Việt Nam mua và tặng lại cho tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Hình ảnh chiếc mũ quan triều Nguyễn được công bố trên trang web www.invaluable.com của nhà đấu giá Balclis (Tây Ban Nha). Sau đó đã được một doanh nghiệp Việt Nam mua và tặng lại cho tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Cần sự tham gia của cả cộng đồng

. Để hồi hương một cổ vật không phải là một vấn đề đơn giản, theo ông “điểm nghẽn” chủ yếu nằm ở đâu?

+ Theo tôi, để mang được một cổ vật về nước thì cần rất nhiều công sức và tiền của. Tôi từng làm việc với những người làm công tác này ở nước ngoài, họ vẫn nói rằng: Đất nước nào dù giàu có đến mấy đi chăng nữa cũng không thể đủ khả năng để ôm được hết tất cả cổ vật đó về nước. Việc đó phải có sự tham gia của cộng đồng.

. Vấn đề này ở các nước khác được giải quyết như thế nào, thưa ông?

+ Tôi xin ví dụ về trường hợp cụ thể như ở Bắc Kinh (Trung Quốc), khi tham gia đấu giá họ thành lập một đường dây nóng. Đường dây nóng này kết nối từ nơi diễn ra phiên đấu giá với Bắc Kinh. Ở đó có một hội đồng đưa ra các chỉ đạo với từng cái gõ búa của phiên đấu giá và đưa ra quyết định.

Để di sản trở về đúng nơi được sinh ra

. Theo ông, hồi hương được một cổ vật về nước, điều đó có những tác động như thế nào?

+ Trước hết, cổ vật của một đất nước khi được trở về đúng nơi nó sinh ra và được cha ông ta tạo ra thì sẽ phát huy và tỏa sáng rất nhiều. Điều này cũng chứng minh được bề dày lịch sử, văn hóa của đất nước ta. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã nói “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, mà theo tôi, một trong những biểu hiện của văn hóa sâu sắc nhất là bảo vật, cổ vật.

Ngoài ra, khi hồi hương được cổ vật, vị thế văn hóa, vị thế chính trị, vị thế kinh tế của đất nước cũng được thể hiện trên trường quốc tế. Rõ ràng việc này thể hiện rất rõ sự đồng lòng, sức mạnh kinh tế, nhận thức văn hóa...

. Ở góc độ cá nhân, theo ông, để ngày càng có nhiều cổ vật được hồi hương thì cần những điều gì?

­+ Theo tôi, cần phải xây dựng một chiến lược. Ở đó phải có sự vào cuộc của cộng đồng, của những doanh nghiệp, cả hệ thống chính trị. Ngoài ra cũng cần nâng cao nhận thức cho nhân dân, cho những người sưu tầm, cho những người chơi hoặc các bảo tàng. Điều này để tránh việc đưa những cổ vật từ nước ngoài về mà không có giá trị, như đưa những đồ cũ, tivi, xe máy từ những thế kỷ trước để sau này thành rác thải.

Trong đó, sự tham gia của những doanh nghiệp, những tập đoàn kinh tế lớn có vai trò rất quan trọng. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách để mối quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp được hài hòa. Tất cả mối quan hệ đó cần phải thể hiện được nhiều khía cạnh và có định hướng lâu dài.

. Xin cám ơn ông.

Những cổ vật Việt Nam đã được hồi hương

- Ngày 14-6-1978, Nhật Bản đã hoàn trả chuông chùa Ngũ Hộ. Đây là quả chuông đồng có hình ống, cao 1 m, đường kính 42 cm, nặng khoảng 120 kg, bên trên có chạm hình con rồng hai đầu, bốn phía có khắc bốn chữ “Ngũ Hộ Tự Chung”.

- Ngày 9-8-2018, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã diễn ra lễ tiếp nhận hiện vật do Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức bàn giao. Đây là 18 hiện vật do cơ quan phòng chống tội phạm Công an Berlin thu giữ tại cửa hàng một thương nhân Việt Nam từ cuối năm 2016.

- Tháng 10-2021, một doanh nghiệp Việt Nam đã đấu giá thành công một chiếc mũ quan triều Nguyễn còn nguyên vẹn và một chiếc áo Nhật Bình cũng của triều Nguyễn được đưa lên sàn đấu giá ở Tây Ban Nha.

- Ngày 29-10-2021 ở Barcelona (Tây Ban Nha), hai cổ vật triều Nguyễn gồm mũ quan và áo Nhật Bình đã được một doanh nghiệp Việt Nam đấu giá thành công và quyết định hiến tặng cho tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm