Lý tưởng là luôn cần một độ vừa đủ để kích thích cuộc sống bạn sinh động và hiệu quả hơn. Nói cách khác, căng thẳng cũng có những mặt tích cực.
Phát triển trí tuệ: Căng thẳng mức độ thấp giúp não sản sinh hóa chất gọi là neurotrophins và củng cố sự gắn kết giữa các tế bào thần kinh trong não.
Tăng cường miễn dịch: Khi cơ thể gặp căng thẳng sẽ tăng sản xuất hóa chất interleukins, một chất sát khuẩn trong bạch cầu giúp điều chỉnh cơ chế miễn dịch để bảo vệ cơ thể trong ngắn hạn.
Khiến bạn mạnh mẽ hơn: Các tình huống căng thẳng sẽ mang lại cho bạn kinh nghiệm đối phó với những tình huống tương tự trong tương lai. Thường xuyên phải giải quyết các tình huống căng thẳng sẽ giúp cơ thể phát triển cả về năng lực thể chất và tâm lý kiểm soát chúng.
Thúc đẩy sáng tạo: Bạn thường căng thẳng khi bắt đầu một con đường mới, một sự kiện mà chưa biết phía trước là gì. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ thúc đẩy bạn thay đổi, nỗ lực và sáng tạo để thích ứng với cái mới.
Thúc đẩy thành công: Muốn thành công trong mọi vấn đề, chẳng hạn trong công việc luôn cần có một ít căng thẳng, áp lực.
Có lợi cho sự phát triển của thai nhi: Thai phụ thường lo căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu căng thẳng ở mức vừa phải thì là điều tốt. Nghiên cứu cho thấy con các bà mẹ chịu căng thẳng vừa phải trong thai kỳ thường thông minh và trưởng thành hơn hai tuổi so với con các bà mẹ không bị căng thẳng lúc mang thai.