Sáng 1-1, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với các địa phương đồng loạt tổ chức lễ khởi công 12 dự án thành phần Dự án Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 (2021-2025.
|
Loạt xe công trình sẵn sàng cho lễ khởi công tại điểm cầu Quảng Ngãi. Ảnh: T.NHẬT |
Theo kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ đến dự và phát lệnh khởi công tại điểm cầu Quảng Ngãi.
|
Quang cảnh Lễ khởi công tại điểm cầu Quảng Ngãi. Ảnh: T.NHẬT |
Theo kế hoạch, điểm cầu Quảng Ngãi vinh dự có sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Trung ương, các bộ, ngành… |
|
Điểm cầu Quảng Ngãi. Ảnh: T.NHẬT
Loạt Lễ khởi công sẽ được tổ chức đồng thời tại 12 gói thầu thành phần. Trong đó, ba điểm cầu chính tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi và Hậu Giang. Đây là các điểm cầu đại diện cho ba khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.
Chín điểm cầu còn lại tại các tỉnh Hà Tĩnh (2 điểm), Quảng Bình (1 điểm), Quảng Trị (1 điểm) Bình Định (1 điểm), Phú Yên (2 điểm), Khánh Hòa (1 điểm) và Cà Mau (1 điểm).
Lễ khởi công sẽ kế nối trực tiếp với điểm cầu trung tâm Quảng Ngãi. Điểm cầu trung tâm Quảng Ngãi tổ chức tại Km24+700 giao ĐT624C (thôn Phước An, xã Đức Hoà, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) với sự tham dự của khoảng 300 khách mời.
Dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 (2021-2025) được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư ngày 11-1, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km). Dự án đi qua 12 tỉnh thành, chia làm 12 dự án độc lập với tổng vốn 146.990 tỉ đồng.
Bộ GTVT đã duyệt tổng mức đầu tư các dự án thành phần có giá trị khoảng 7.640 đến 20.500 tỉ đồng. Trong đó chi phí xây lắp để lựa chọn nhà thầu tương ứng 5.930-15.130 tỉ đồng.
Tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang mọi công việc chuẩn bị cho Lễ Khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Hậu Giang cũng đã hoàn tất.
|
Lễ khởi công dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang Ảnh: CHÂU ANH |
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn Cần Thơ - Hậu Giang do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô bốn làn xe, bề rộng nền 17m ở giai đoạn phân kỳ đầu tư, giai đoạn hoàn chỉnh quy mô bốn làn xe bề rộng nền 24,75m, vận tốc thiết kế 100km/h.
|
Các điểm cầu đều được kết nối trực tiếp với nhau qua màn ảnh. Ảnh: THANH NHẬT |
Dự án có điểm đầu kết nối với dự án cầu Cần Thơ 2 và kết thúc tại TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau), được chia thành hai dự án thành phần. Cụ thể:
- Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang có tuyến cao tốc dài hơn 37,6 km và hơn 9km tuyến nối, tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng.
- Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau có tuyến cao tốc dài hơn 73km và tuyến nối dài hơn 16,5 km, tổng mức đầu tư hơn 17.150 tỉ đồng.
|
Đội ngũ kỹ sư, công nhân dự án sẵn sàng vào nhiệm vụ. Ảnh: CHÂU ANH |
|
|
Quang cảnh Lễ khởi công đoạn Vân Phong – Nha Trang. Ảnh: HUỲNH HẢI |
Tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, sáng nay UBND tỉnh Khánh Hòa cũng phối hợp với Bộ GTVT tổ chức Lê khởi công dự án đoạn Vân Phong – Nha Trang.
Dự án thành phần này có chiều dài 83 km với kinh phí đầu tư gần 12 ngàn tỉ có điểm đầu tại nút giao đầu hầm Cổ Mã (thuộc địa phận xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh), điểm cuối tại vị trí giao với quốc lộ 27C (thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh), kết nối với dự án đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Dự án đi qua huyện Vạn Ninh, Diên Khánh và Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa.
|
Cung đường chuẩn bị khởi công cao tốc Bắc-Nam đoạn Vân Phong – Nha Trang nhìn từ trên cao. Ảnh: HUỲNH HẢI |
Dự án do chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 7 (Bộ GTVT), nhà thầu là liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải và Tổng Công ty CP XNK và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thực hiện.
|
Dàn xe công trình tại điểm cầu thị xã Hoài Nhơn sẵn sàng chờ lệnh khởi công. Ảnh: HUY TRƯỜNG |
Tại điểm cầu thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định Lễ Khởi công dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn cũng chuẩn bị được bắt đầu. Tổng chiều dài tuyến 70,1 km. Điểm đầu của dự án tại Km0+000 (trước nút giao ĐT.629) thuộc thị trấn Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn kết nối với điểm cuối dự án thành phần đoạn Quãng Ngãi – Hoài Nhơn.
Điểm cuối tại Km70+096 (sau nút giao QL.19), thuộc xã Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định - kết nối với điểm đầu dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh.
Tuyến đường đi qua địa bàn bốn huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn và hai thị xã Hoài Nhơn, An Nhơn của tỉnh Bình Định. Tổng mức đầu tư dự án là 12.401 tỉ đồng.
|
Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái (giữa) đến dự Lễ Khởi công tại điểm cầu Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH |
|
Tại đâu cầu Lễ Khởi công đoạn Cam Lộ-Vạn Ninh các quan khách đã đến đông đủ, sẵn sàng cho buổi lễ quan trọng hôm nay. Ảnh: NGUYỄN DO |
|
Cổng chào Lễ khởi công đoạn Cam Lộ-Vạn Ninh. Ảnh: NGUYỄN DO |
Dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn Cam Lộ-Vạn Ninh có tổng chiều dài 65,7km. Trong đó, đoạn đi qua tỉnh Quảng Trị có chiều dài 32,53km và đoạn đi qua địa bàn các huyện Vĩnh Linh 14,25km, Gio Linh 11,9km và Cam Lộ 6,38km.
Là một trong 12 điểm cầu khởi công hôm nay, thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cũng đã đón rất nhiều quan khách, các lãnh đạo địa phương đến dự lễ.
|
Quan khách có mặt tại buổi lễ. Ảnh: BẢO THIÊN |
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình bao gồm ba dự án thành phần với tổng chiều dài 126,79km. Tổng mức đầu tư hơn 24.282 tỉ đồng. Trong đó, đoạn Vũng Áng-Bùng có chiều dài khoảng 43,8km; đoạn Bùng-Vạn Ninh có chiều dài khoảng 49,99km và đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ có chiều dài khoảng 32,95km.
|
Ảnh: BẢO THIÊN |
|
Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái tham dự buổi Lễ Khởi công điểm cầu Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH |
|
Ông Ngiêm Xuân Thành-Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH |
|
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị . Ảnh: CHÂU ANH |
Từ trái qua Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm và Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu. Ảnh: CHÂU ANH |
|
||
Các lãnh đạo địa phương, sở ngành tham dự buổi lễ . Ảnh: CHÂU ANH
|
|
Điểm cầu Hậu Giang đã sẵn sàng, chờ hiệu lệnh từ điểm cầu chính Quảng Ngãi. Ảnh: CHÂU ANH |
|
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến điểm cầu Quảng Ngãi. Ảnh: THANH NHẬT |
Đúng theo kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Lễ khởi công tại điểm cầu chính Quảng Ngãi. Ngay khi đến nơi, Thủ tướng đã lắng nghe các đơn vị báo cáo tình hình toàn tuyến và có những chỉ đạo tức thời cho nhà thầu và các đơn vị thi công.
|
|
Thủ tướng lắng nghe báo cáo toàn tuyến và có những chỉ đạo nhanh cho các đơn vị. Ảnh: THANH NHẬT |
|
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu phát động tại điểm cầu Quảng Bình. Ảnh: BẢO THIÊN |
Phát biểu tại buổi Lễ Khởi công ở điểm cầu Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết: "Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 có tổng chiều dài 729km đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố với tổng mức đầu tư toàn bộ dự án gần 147 ngàn tỉ đồng; quy mô 4 làn xe được chia thành 12 dự án thành phần.
Ngay sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án, Chính phủ đã kịp thời giao nhiệm vụ với các mốc tiến độ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương cũng như quyết định một số cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Đến nay, các địa phương đã cơ bản bàn giao trên 70% diện tích giải phóng mặt bằng, đáp ứng yêu cầu khởi công theo quy định.
Phấn đấu đến năm 2025, Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo tiến độ, chất lượng gắn với hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư công, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực."
|
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh. Ảnh: THANH NHẬT |
|
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát động tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công tại điểm cầu Quảng Ngãi. Ảnh: THANH NHẬT |
Phát biểu tại lễ khởi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2, dự án thành phần Cần Thơ - Hậu Giang, đại diện cho các nhà thầu thi công cao tốc, Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn cam kết sẽ tập trung nguồn lực con người, tài chính, thiết bị… để thi công, đảm bảo tiến độ đặt ra.
|
Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn. Ảnh: CHÂU ANH |
Bên cạnh đó, có phương án tổ chức thi công chặt chẽ, khoa học, đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương trên địa bàn các tỉnh, thành có dự án đi qua nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.
“Chấp hành nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng của Nhà nước. Sử dụng chặt chẽ, đúng mục đích các nguồn vốn đầu tư, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, đảm bảo dự án đạt chất lượng tốt nhất, hiệu quả kinh tế cao” - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn khẳng định.
|
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn khẳng định đảm bảo nghiêm tiến độ công trình theo kế hoạch. Ảnh: CHÂU ANH |
Phát biểu tại điểm cầu Quảng Bình, ông Đặng Văn Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phẩn tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long bày tỏ sự vinh dự, tự hào khi được thay mặt cho toàn thể các nhà thầu tư vấn giám sát tham gia Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc –Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
|
Ông Đặng Văn Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phẩn tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long. Ảnh: BẢO THIÊN |
Ông Bình cho biết, dự án đường bộ cao tốc là công trình cấp kỹ thuật cao nhất trong hệ thống đường bộ với quy mô hiện đại, năng lực vận tải lớn, tốc độ cao và an toàn.
“Đơn vị xin cam kết với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và bà con sẽ thực hiện tốt các nội dung trong quá trình triển khai dự án”- ông Bình nói.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua địa phận Quảng Bình có tổng chiều dài 126km, đi qua các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới.
“Trong bối cảnh Quảng Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố tiềm năng và tập trung phát triển để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc đi qua tỉnh càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo sự đột phá và là một nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
|
Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Ảnh: BẢO THIÊN |
Với trách nhiệm của địa phương, tỉnh Quảng Bình cam kết sẽ luôn chỉ đạo sát sao, quyết liệt và cùng đồng hành với Bộ Giao thông Vận tải, các Ban Quản lý dự án trong quá trình triển khai dự án; đảm bảo sớm bàn giao 100% diện tích các gói thầu xây lắp trước Quý II- 2023 để dự án được triển khai thuận lợi.
Tất cả vì mục tiêu đưa dự án vào khai thác sử dụng theo đúng mục tiêu, tiến độ trong năm 2025, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra.”
Tại đầu cầu Hậu Giang, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2 qua địa bàn tỉnh khoảng 63,6 km, với hơn 2.000 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng, tổng diện tích đất thu hồi là 361,53ha.
Xác định tầm quan trọng của dự án, lãnh đạo tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ rất nhiều giải pháp. Đến nay, Hậu Giang đã bàn giao 303/361 ha mặt bằng, vượt tiến độ và sớm hơn so với kế hoạch.
|
Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CHÂU ANH |
“Tôi đề nghị các sở, ngành, địa phương và người dân tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện thi công, sớm đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Từ đó, từng bước hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông giữa các địa phương, tạo làn sóng mới thu hút đầu tư trong các lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị.
|
Ảnh: CHÂU ANH |
Đúng 12 giờ trưa ngày 1-1-2023, tại điểm cầu trung tâm tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã chính thức bấm nút khởi công Dự án Cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021-2025).
|
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã chính thức bấm nút khởi công Dự án Cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2. Ảnh: THANH NHẬT
Phát biểu tại Lễ Khởi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước.
“Hôm nay, chúng ta vui mừng tổ chức Lễ Khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và phát động Tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công.
Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba đột phá chiến lược. Trong đó ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã dành nguồn lực lớn nhất triển khai kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tại các vùng, miền trọng yếu nhằm tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội.
Đảng và Nhà nước đã dành nguồn lực rất lớn đầu tư cho hệ thống đường cao tốc, phấn đấu đến năm 2025 cả nước có 3.000 km đường cao tốc, đến năm 2030 có ít nhất 5.000 km đường cao tốc. Đây là quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng điểm lại giai đoạn 20 năm qua nước ta mới chỉ dành nguồn lực đầu tư 1.000km đường cao tốc. Từ nay đến 2025 phải có thêm 2.000 km nữa, như vậy trong 5 năm, chúng ta phải làm gấp hai lần, 10 năm gấp 4 lần 20 năm trước. Đây là nhiệm vụ rất lớn nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng và tin tưởng chúng ta sẽ làm được.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bấm nút khởi công tại đầu cầu trung tâm Quảng Ngãi, đồng loạt tại các địa phương Hậu Giang, Phú Yên, Bình Đình... cũng đều bấm nút, chính thức khởi động năm mới 2023 với một trong những công trình giao thông đặc biệt quan trọng của cả nước.
Tại đầu cầu thị xã Đông Hòa (Phú Yên), hai dự án thành phần Quy Nhơn- Chí Thạnh và Chí Thạnh- Vân Phong được bấm nút có tổng chiều dài hơn 90 km, đi qua 24 xã, phường, thị trấn thuộc địa phương gồm sáu thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, TP Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa và thị xã Đông Hòa.
|
Ông Phạm Đại Dương-Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên cùng các đại biểu bấm nút khởi công dự án thành phần tại Phú Yên. Ảnh: TẤN LỘC |
Theo Bộ GTVT, trên tuyến đoạn Quy Nhơn-Chí Thạnh và Chí Thạnh- Vân Phong được bố trí sáu nút giao liên thông khác mức, một nút giao liên thông đồng mức, 60 cầu, 61 hầm chui dân sinh, công trình hầm đường bộ. Tổng mức đầu tư dự án trên 20.848 tỉ đồng.
Theo UBND tỉnh Phú Yên, đến nay các địa phương đã bàn giao mặt bằng của hai gói thầu khởi công đạt hơn 70% diện tích cho chủ đầu tư, cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Trên toàn tuyến, công tác bàn giao mặt bằng đến ngày 31-12-2022 của các địa phương cho các chủ đầu tư tương ứng theo chiều dài tuyến là 55/90 km, đạt 61% so với kế hoạch.
|
Nghi thức khởi công tại dự án thành phần Chí Thạnh- Vân Phong. Ảnh: TẤN LỘC |
Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết, để thực hiện dự án này các địa phương phải thực hiện giải phóng mặt bằng với tổng diện tích 885 ha, 5.113 hộ gia đình, tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng.
Trong đó có 407 hộ dự kiến phải bố trí tái định cư. UBND tỉnh Phú Yên đã bố trí xây dựng 12 khu tái định cư tại năm huyện, thị xã với diện tích 20 ha.
Trong năm 2022, tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị có liên quan phối hợp với chủ đầu tư quyết liệt triển khai áp giá; phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi trả tiền cho các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng để bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ khởi công dự án; đảm bảo giải ngân hết nguồn vốn được cấp.
Theo ông Hổ, tỉnh Phú Yên quyết tâm hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư dự án trước ngày 30-6-2023 theo yêu cầu của Chính phủ.
|
Đầu cầu Bình Định bấm nút khởi công dự án. Ảnh: HUY TRƯỜNG |
|
||||||||
Nghi thức khởi công chính thức bắt đầu. Ảnh: HUY TRƯỜNG
|