Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở giai đoạn tiền dậy thì trẻ nữ tăng khoảng 6 cm/năm và trẻ nam tăng 7 cm/năm hoặc hơn nữa nếu dinh dưỡng, vận động hợp lý. Trong khi ở giai đoạn dậy thì, sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2 cm.
Bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là nền tảng dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Để trẻ có thể phát triển tối ưu về thể chất lẫn trí tuệ, từ giai đoạn tiểu học, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, bảo đảm sức khỏe để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển “bứt phá” ở giai đoạn tiền dậy thì. Tuy nhiên, hiện giai đoạn này lại ít được phụ huynh chú ý.
Qua “đốt” 3 tuổi
Chị Lê Mai Anh – phụ huynh bé Minh Anh (học sinh lớp 2, Trường TH L.N.H, quận 1, TPHCM) chia sẻ: “Tôi cho con đi khám dinh dưỡng vì thấy bé khá còi so với các bạn thì mới biết mình nuôi con chưa đúng bởi tâm lý qua “đốt” 3 tuổi”.
Lý giải về việc này, chị Mai Anh cho biết, nhiều người cứ cho rằng trẻ vào tiểu học đã biết ăn uống tự lập thì không cần phải có chế độ ăn riêng hay cần chăm sóc bữa ăn cho các bé nữa. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Vì ở tuổi này, các bé thay đổi môi trường học tập, thay đổi tâm sinh lý, rồi thay răng… trong khi con bước vào tuổi đi học nên tâm lý ba mẹ hay tập trung vào việc bồi dưỡng kiến thức mà quên câu chuyện dinh dưỡng cho lứa tuổi này.
Theo các chuyên gia nhi khoa, về mặt thể chất, ở lứa tuổi này bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên. Cơ thể trẻ tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao nhưng đây lại là giai đoạn mà cơ thể đang tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng ở lứa tuổi dậy thì. Vì vậy, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ rất cần được đặc biệt lưu ý.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Nga – chuyên gia dinh dưỡng của FrieslandCampina Việt Nam: Cùng với sự phát triển của xã hội, bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng thì tình trạng dư thừa cân, béo phì cũng đang là vấn đề khiến cho các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng ở người trẻ, thậm chí ở trẻ em như bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp…
Để nâng cao nhận thức của cộng đồng, vừa qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng với FrieslandCampina Việt Nam tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em Việt Nam nhằm phổ rộng kiến thức dinh dưỡng và vận động hợp lý cho lứa tuổi tiểu học.
Công thức 1 - 2- 3 -4/ngày
Nhu cầu năng lượng cho học sinh trong giai đoạn tiểu học dao động trong khoảng 1600 Kcal – 2000 Kcal/ngày (tùy theo tuổi). BS. Quỳnh Nga chia sẻ: “Cần tạo cho các em học sinh tiểu học thói quen ăn uống, sinh hoạt “chuẩn” để các em phát triển tốt về thể lực cũng như trí lực. Công thức 1 - 2 - 3 - 4/ngày giúp các bé dễ thực hiện, gồm: 1 tiếng đồng hồ vận động cơ thể, uống 2 ly sữa, ăn 3 bữa ăn chính chứa 4 nhóm dưỡng chất quan trọng thiết yếu: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thành phần các bữa ăn của trẻ phải càng đa dạng càng tốt, thay đổi các món ăn hàng ngày tạo sự ngon miệng và thích thú cho trẻ khi ăn.
Dutch Lady (nhãn hiệu của Friesland Campina Việt Nam) thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và thể chất với mong muốn mang đến sự phát triển tốt nhất cho trẻ
Một trong những nguồn dinh dưỡng cung cấp đầy đủ 4 dưỡng chất nêu trên thì sữa là một nguồn dinh dưỡng bổ sung rất tốt cho trẻ ở mọi lứa tuổi vì giá trị dinh dưỡng cao, đa dạng và tiện sử dụng. Theo khuyến nghị, tất cả mọi người không phân biệt trẻ em hay người lớn nên dùng khoảng 300 ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý ở lứa tuổi tiểu học thì sữa không thể là thức ăn chính để thay thế các thức ăn cơ bản đã nói ở trên. Hoàn toàn không nên dùng sữa để thay một bữa chính trong ngày của trẻ.